Tìm thấy cụm thiên hà cổ xưa nhất
Các nhà thiên văn học quốc tế công bố phát hiện một cụm thiên hà hình thành trong giai đoạn đầu của vũ trụ cách đây hơn 13 tỷ năm.
Bằng các quan sát từ ba kính viễn vọng Subaru, Keck và Gemini, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn dầu bởi Yuichi Harikane từ Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản đã tìm thấy một cụm bao gồm 12 thiên hà khổng lồ, được gọi là Protocluster. Với tuổi đời hơn 13 tỷ năm tuổi, chỉ khoảng 800 năm vụ nổ Big Bang, đây là cụm thiên hà lâu đời nhất từng được biết đến trong vũ trụ.
Ảnh chụp 12 thành viên trong cụm thiên hà Protocluster. (Ảnh: Scitech Daily).
Trong số 12 thành viên của cụm Protocluster, có một thiên hà đã được tìm thấy từ 10 năm trước, có tên là Himiko. Đó là một đám mây khí khổng lồ nằm cách trung tâm cụm thiên hà tới 500 triệu năm ánh sáng. "Thật khó hiểu tại sao một vật thể lớn như Himiko lại không nằm ở trung tâm. Tuy nhiên, manh mối này có thể là chìa khóa để hiểu mối quan hệ giữa các thiên hà và cụm thiên hà khổng lồ", Masami Ouchi, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Trong vũ trụ hiện tại, các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm thành viên, nhưng bằng cách nào mà chúng phát triển thành cụm vẫn là một câu hỏi lớn trong thiên văn học. Việc phát hiện những cụm thiên hà sơ khai như Protocluster có ý nghĩa rất quan trọng, có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự hình thành của chúng.
"Protocluster là một hệ thống hiếm, đặc biệt, có mật độ cực kỳ cao và không dễ tìm", Yuichi mô tả. "Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng trường quan sát rộng của kính viễn vọng Subaru để lập bản đồ một khu vực rộng lớn trên bầu trời và tìm kiếm".
Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí vật lý thiên văn Astrophysical Journal hôm 27/9.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
