Tìm thấy dấu hiệu của vật chất tối
Một thiết bị tối tân trên Trạm Không gian Quốc tế đã phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của vật chất tối, thứ gắn kết vũ trụ thành một khối song giới khoa học chưa bao giờ thấy.
Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) thông báo rằng Alpha Magnetic Spectrometer (AMS), tên của cỗ máy có khả năng phát hiện vật chất tối, đã phát hiện những hiện tượng vật lý kỳ lạ, AP đưa tin.
Thiết bị Alpha Magnetic Spectrometer (AMS) trên Trạm Không
gian Quốc tế phát hiện rất nhiều hạt positron. (Ảnh: NASA)
Từ khi AMS bắt đầu theo dõi các hạt mang năng lượng trong vũ trụ, nó phát hiện khoảng 400.000 positron - một loại hạt hạ nguyên tử mang điện tích. 400.000 là con số khá lớn so với dự đoán của giới khoa học. Vì thế, họ dự đoán chúng được tạo ra khi các hạt vật chất tối va chạm và hủy diệt lẫn nhau.
Mặc dù vậy, sự va chạm giữa các hạt vật chất tối không phải là hiện tượng duy nhất có thể sinh ra positron. Chúng cũng có thể ra đời từ các sao neutron (hay sao xung). Vì thế các nhà khoa học sẽ phải xác định những hạt positron mà AMS phát hiện tới từ vật chất tối hay sao xung.
Dữ liệu từ AMS là kết quả rất đáng chú ý, bởi trong vật lý thiên văn, vật chất tối là một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, với thành phần mà con người chưa biết. Giới vật lý tin rằng vật chất tối là thứ tạo ra sự liên kết giữa các vật thể trong vũ trụ. Nó chiếm tới 84% thành phần vũ trụ và hiện diện xung quanh con người. Nhưng chúng ta không thể thấy vật chất tối vì nó không tạo ra hay phản chiếu ánh sáng.
Samuel Ting, trưởng nhóm phân tích dữ liệu từ AMS của CERN, hy vọng rằng ông và đồng nghiệp sẽ tìm ra câu trả lời cụ thể về hiện tượng bất thường trong vòng vài tháng nữa.
AMS, có khối lượng tới 7 tấn và chứa một nam châm dạng vòng tròn (đường kính 91cm) ở lõi, được chế tạo với kinh phí hai tỷ USD. Nó truyền dữ liệu về trụ sở của CERN ở biên giới Pháp-Thụy Sĩ. Cỗ máy sẽ tiếp tục tìm kiếm phản vật chất và vật chất tối trong những năm tới (ít nhất tới năm 2020). Khoảng 600 nhà khoa học tại Geneva đang và sẽ phân tích dữ liệu từ AMS. Ting, một nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts, chỉ đạo hoạt động phân tích dữ liệu của họ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
