Tìm thấy dấu vết của DNA trong hộp sọ khủng long hóa thạch
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết DNA bên trong một hộp sọ khủng long hóa thạch.
Nghiên cứu được công bố cho biết dấu vết của tế bào sụn, nhiễm sắc thể và DNA được bảo tồn trong hoá thạch của một con khủng long mỏ vịt 75 triệu năm tuổi, được gọi là Hypacrosaurus. Hai tế bào sụn được cho là liên kết với nhau và vật liệu giống với nhân tế bào cũng được phát hiện.
Hình ảnh mô tả loài khủng long Hypacrosaurus.
"Tôi không thể tin được, trái tim tôi gần như ngừng đập", tác giả chính của nghiên cứu, Alida Bailleul nói.
Trong nghiên cứu của họ, các nhà nghiên cứu tuyên bố họ đã tìm thấy ma trận hữu cơ xung quanh các tế bào sụn hóa thạch phản ứng với kháng thể của Collagen I, được mô tả là protein chiếm ưu thế trong sụn ở tất cả các động vật có xương sống.
"Thử nghiệm này hỗ trợ cho thấy sự hiện diện của tàn dư protein sụn nguyên thủy ở loài khủng long này", đồng tác giả của nghiên cứu, Mary Schweitzer, cho biết thêm.
Evan Saitta, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu tích hợp tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở Chicago, nói rằng vật liệu hữu cơ đã được phát hiện được hiểu là một trong những phân tử sinh học kém ổn định nhất trong thời gian dài. Dưới sức nóng của thời gian dài và dưới sức nóng của chôn cất sâu trong quá trình hóa thạch. Tuy nhiên, Saitta, người không tham gia vào nghiên cứu, thừa nhận tuổi của các mẫu là "nổi bật".
Cho đến nay, mẫu DNA lâu đời nhất được tìm thấy là từ một con ngựa 700.000 năm tuổi và mẫu protein lâu đời nhất được phát hiện cho đến nay là từ một quả trứng đà điểu 3,8 triệu năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện ra thứ được cho là protein ngoài Trái đất đầu tiên trong một thiên thạch rơi xuống Trái đất 30 năm trước.