Tìm thấy hệ thống tường thành rộng 40m vùi dưới lòng đất

Hệ thống phòng thủ đồ sộ khoảng 1.000 năm tuổi khiến các nhà khoa học đặt nghi vấn về thủ đô đầu tiên của quốc gia này.

Các nhà khảo cổ phát hiện những bức tường thành cổ xưa ở độ sâu khoảng 7m trong quá trình khảo sát để xây dựng một tòa nhà mới tại Ostrów Tumski, thành phố Poznań, miền trung-tây Ba Lan, Ancient Origins hôm 5/7 đưa tin. Nhờ phương pháp xác định tuổi của gỗ và các kỹ thuật quan trắc hiện đại, nhóm khảo cổ có thể thu được nhiều thông tin với độ chính xác cao về công trình này.

Tìm thấy hệ thống tường thành rộng 40m vùi dưới lòng đất
Tường thành cổ được xây từ gỗ, đá và cát. (Ảnh: Dom Eko).

Hệ thống phòng thủ gồm ba vòng, xây từ gỗ, đá và cát trong khoảng năm 968-1000. Đây là thành tựu xây dựng vô cùng ấn tượng theo tiêu chuẩn thời kỳ đó. Với tổng chiều ngang 40m và chiều cao 12m, đây cũng là công trình lớn nhất thuộc loại này từng phát hiện ở Ba Lan.

Chỉ những khu vực có tầm quan trọng lớn mới được xây thành lũy đồ sộ như vậy, các nhà khảo cổ cho biết. Phát hiện mới cho thấy Poznań có thể là thủ đô đầu tiên của Ba Lan, không phải Gniezno như giới khoa học từng nghĩ.

Tìm thấy hệ thống tường thành rộng 40m vùi dưới lòng đất
Hệ thống phòng thủ là công trình ấn tượng trong thế kỷ 10. (Ảnh: Dom Eko).

"Trước đây, chúng tôi nghĩ Poznań chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Tuy nhiên, việc phát hiện một hệ thống phòng thủ quy mô cho thấy quan điểm trên còn nhiều nghi vấn. Thành phố này có thể là một trung tâm chiến lược và là thủ đô của Ba Lan trong thời vua Mieszko I cai trị", nhà khảo cổ Antoni Smoliński cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc vóc dáng

Kinh ngạc vóc dáng "nam thần" của… loài người tuyệt chủng 2 triệu tuổi

Một loài người tuyệt chủng, xuất hiện trên địa cầu sớm hơn chúng ta đến 1,7 triệu năm không hề giống vượn, mà có thể hình như… các cầu thủ bóng bầu dục, vừa lực lưỡng, vừa dẻo dai.

Đăng ngày: 09/07/2020
Công bố hóa thạch 70 triệu năm tuổi của cá xương khổng lồ

Công bố hóa thạch 70 triệu năm tuổi của cá xương khổng lồ

Các nhà cổ sinh vật học hôm 6/7 công bố phát hiện bộ xương hóa thạch của một con cá săn mồi dài 6 m sống cùng thời khủng long.

Đăng ngày: 09/07/2020
Ngã ngửa với sự thật về

Ngã ngửa với sự thật về "ông tổ của mọi quái thú" trên địa cầu

Nghiên cứu kéo dài hơn 20 năm đã trình làng sinh vật 237 triệu tuổi có con cháu là những quái thú nổi tiếng, bao gồm khủng long bạo chúa T-rex.

Đăng ngày: 08/07/2020
Bọ cạp biển khổng lồ thống trị đại dương tiền sử

Bọ cạp biển khổng lồ thống trị đại dương tiền sử

Các nhà nghiên cứu kết luận họ bọ cạp biển Pterygotidae dài 2,5 mét sinh sống phổ biến nhất dưới đại dương thời Đại Cổ sinh.

Đăng ngày: 08/07/2020
Phát hiện nơi dựng lều của Thành Cát Tư Hãn

Phát hiện nơi dựng lều của Thành Cát Tư Hãn

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng Avragam, một khu vực nằm trên thảo nguyên dọc con sông cùng tên là nơi dựng lều mùa đông của Thành Cát Tư Hãn.

Đăng ngày: 08/07/2020
Tìm thấy hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm tuổi tại Campuchia

Tìm thấy hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm tuổi tại Campuchia

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia khảo cổ và nhân chủng học Rachel Wood, Tiến sỹ Chanthourn đã đưa ra kết luận "hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm đến 1.000 năm trước."

Đăng ngày: 07/07/2020
Phát hiện bộ gene cổ xưa khiến Covid-19 trở nặng

Phát hiện bộ gene cổ xưa khiến Covid-19 trở nặng

Các nhà khoa học đã tìm thấy 6 gene khiến bệnh nhân Covid-19 có thể trở nặng, liên quan đến chủng tộc người Neanderthal từ khoảng 60.000 năm trước.

Đăng ngày: 07/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News