Tìm thấy hổ phách 100 triệu năm tuổi chứa mẫu vật tôm hạt hiếm
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện bộ sưu tập hổ phách lưu giữ hàng chục cá thể tôm hạt với nhiều con vẫn còn nguyên mô mềm.
Tôm hạt hay giáp trai (Ostracoda) là một lớp động vật giáp xác đã tồn tại từ cách đây hàng trăm triệu năm, có thể sống trong cả môi trường nước mặn, nước ngọt và trên đất liền. Phần lớn hóa thạch Ostracoda được tìm thấy ngày nay chỉ là lớp vỏ vôi hóa. Những mẫu vật vẫn còn nguyên mô mềm là đặc biệt hiếm.
Một số mẫu vật tôm hạt được bảo quản trong hổ phách ở Myanmar. (Ảnh: NIGPAS).
Trong một nghiên cứu mới được công bố hôm 15/9, các chuyên gia từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (NIGPAS) cho biết đã tìm thấy hàng chục mẫu vật tôm hạt vẫn còn lưu giữ các bộ phận mềm có niên đại từ kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 100 triệu năm.
Tổng cộng 39 cá thể tôm hạt - trong đó có cả con đực, con cái, con trưởng thành và con non - được bảo quản rất tốt bên trong bộ sưu tập hổ phách ở Myanmar. Công nghệ chụp cắt lớp vi tính bằng tia X đã cho phép nhóm nghiên cứu thu được hình ảnh độ phân giải cao về các bộ phận mềm của chúng, bao gồm phần phụ và cơ quan sinh sản.
Các cơ quan mềm của Ostracoda trong hổ phách (màu đen trắng) so với mẫu vật hiện đại. (Ảnh: NIGPAS).
Trưởng nhóm nghiên cứu Wang He từ NIGPAS nhấn mạnh đây là lần đầu tiên mẫu vật tinh trùng khổng lồ của tôm hạt - có thể dài bằng 1/3 kích thước cơ thể - được tìm thấy bên trong hóa thạch kỷ Phấn Trắng. Phát hiện này đã đẩy lùi hồ sơ tinh trùng động vật cổ nhất từng được biết đến về sớm hơn 50 triệu năm.
Các phân tích hóa thạch cho thấy trong quá trình sinh sản hữu tính ở Ostracoda, con đực đã sử dụng một bộ phận đặc biệt có hình chiếc móc để bám lấy con cái, trước khi đưa cơ quan sinh sản (hemipenis) vào bạn tình để ghép đôi. Tinh trùng khổng lồ sau khi được bơm vào con cái sẽ chuyển trạng thái từ bất động sang hoạt động, tự sắp xếp thành một tập hợp có tổ chức và thụ tinh cho trứng trong quá trình trứng rụng.
Mô phỏng hành vi giao phối của Ostracoda. (Ảnh: Yang Dinghua).
Nghiên cứu mới cho thấy hành vi sinh sản phức tạp ở các loài tôm hạt gần như không thay đổi trong ít nhất 100 triệu năm qua. Đây là một ví dụ điển hình về sự trì trệ tiến hóa. Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.
