Tìm thấy hóa thạch 67 triệu năm của đôi khủng long chết đè lên nhau
Khủng long 3 sừng (Triceratops horridus) và khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) kịch chiến và bị chôn vùi nhanh chóng cạnh nhau trong một nấm mồ.
Bộ xương còn nguyên vẹn của đôi khủng long kịch chiến này sẽ được trưng bày và nghiên cứu tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina tại Raleigh trong năm 2022, theo thông báo hôm 17/11 của Bảo tàng. Cả hai đều mang những vết sẹo do chiến đấu.
Hóa thạch của đôi khủng long chết đè lên nhau. (Ảnh: Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina).
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện hóa thạch khủng long 3 sừng năm 2006 khi nó bị xói mòn từ lớp đá trầm tích ở thành hệ Hell Creek. Thành hệ này có niên đại 65,5 triệu năm. Kho báu hóa thạch từ cuối kỷ Phấn Trắng trải dài qua Montana, North Dakota, South Dakota và Wyoming.
Những chuyên gia cũng tìm thấy xác của một con khủng long bạo chúa nằm đè lên khủng long 3 sừng. Họ tách khối hóa thạch khỏi thành hệ, bọc thạch cao và lưu trữ an toàn cho tới khi có thể nghiên cứu. Đây là một trong số những bộ xương khủng long nguyên vẹn nhất trên thế giới. Cả hai bộ xương đều còn khớp nối, có nghĩa tất cả xương đều được bảo quản theo trật tự hoàn chỉnh. Hóa thạch còn khớp nối rất hiếm gặp, nhưng phát hiện gồm tận hai hóa thạch như vậy.
Phục dựng trận chiến giữa khủng long bạo chúa non và khủng long 3 sừng. (Ảnh: Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina).
Dù hóa thạch vẫn dính liền với đá trầm tích, giới nghiên cứu vẫn có thể hình dung câu chuyện phía sau từ những gì quan sát được. Phân tích hóa thạch khủng long 3 sừng hé lộ vết hằn trên da ở diềm và hông nó. Răng của khủng long bạo chúa cắm vào xương sống kẻ thù. Nhưng các nhà khoa học không thể quan sát rõ chi trước của khủng long 3 sừng. Họ không biết chắc những chi này gập dưới cơ thể nó trong khối đá hay bị con khủng long khác cắn xé trước khi nó bị chôn vùi. Nhóm nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu thức ăn nếu phần ruột của con khủng long còn nguyên. Nếu đúng như vậy, họ có thể xem xét bữa ăn cuối cùng của nó.
Phần lớn răng của khủng long bạo chúa bị gãy. Nó cũng bị gãy một ngón tay và có hộp sọ nứt vỡ. Các nhà nghiên cứu muốn xác định liệu tất cả tổn thương trên có phải kết quả từ trận chiến với khủng long 3 sừng hay không, hay đó là thương tích sau khi chết. Hóa thạch khủng long bạo chúa cũng có vết hằn trên da bàn chân, tương tự như chim emu thời nay.
Bảo tàng đang xây dựng một phòng thí nghiệm mới có tên SECU DinoLab để chứa hóa thạch nhằm trưng bày vào năm 2022. Đó cũng là trung tâm để các nhà khoa học nghiên cứu hóa thạch. Theo dự kiến, công tác trưng bày sẽ kéo dài 4 năm. Những câu hỏi giới nghiên cứu muốn giải đáp bao gồm xác định liệu vết hằn trên da có lưu giữ phân tử và hóa thạch khủng long bạo chúa có cung cấp bằng chứng về lông không. Họ cũng cần xác định có phải khủng long bạo chúa chưa trưởng thành và tìm hiểu chi tiết hơn về tấm diềm của khủng long 3 sừng.
Do trầm tích bao phủ hóa thạch, những đường nét cơ thể, vết hằn trên da và mô mềm của đôi khủng long vẫn còn nguyên. Thông thường, các đặc điểm trên bị mất đi khi khai quật hóa thạch ở thực địa. Hóa thạch có thể làm thay đổi hiểu biết của con người về hai loài khủng long nổi tiếng, theo Lindsay Zanno, trưởng ban khảo cổ học ở Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina, phó giáo sư ở Đại học Bắc Carolina.
Tổ chức phi lợi nhuận Friends of Museum tặng hóa thạch đôi khủng long cho bảo tàng hôm 17/11. Họ thu thập các hóa thạch thông qua nhiều nguồn quỹ tư nhân do những người quyên góp ủng hộ.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
