Tìm thấy hóa thạch "rồng biển" 180 triệu năm tuổi dài hơn 10m

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện bộ xương khổng lồ của một con ngư long sinh sống ở vùng biển Anh cách đây 180 triệu năm.

Joe Davis phát hiện hóa thạch ở Khu bảo tồn tự nhiên Rutland Water tại Anh vào tháng 1/2021. Davis, trưởng nhóm bảo tồn, trông thấy một số chiếc xương hóa thạch nhô lên khỏi nền đất khi hút nước ở khu đất. Thoạt đầu, hoá thạch có vẻ như thuộc về một con khủng long khổng lồ. Nhưng khi nhà cổ sinh vật học Dean Lomax xem xét ảnh chụp, ông lập tức biết Davis đã tìm thấy loài bò sát biển đồ sộ mang tên thằn lằn cá hay còn gọi là ngư long.


Hóa thạch Rutland là bộ xương bò sát biển hoàn chỉnh hiếm thấy. (Ảnh: Anglian Water).

Ngư long tồn tại cùng thời với khủng long nhưng chúng có hình dáng và cấu tạo hoàn toàn khác. Ngư long tiến hóa từ bò sát trên cạn ở kỷ Tam Điệp cách đây 246 triệu năm. Cơ thể chúng trở nên thuôn dài và giống cá hơn theo thời gian. Các loài ngư long sinh sống ở biển cho tới khoảng 95 triệu năm trước.

Nhiều loài ngư long có kích thước tương đương cá mập ngày nay, chuyên săn cá, mực và những con mồi nhỏ khác. Vài loài là động vật ăn thịt hàng đầu, thường nhằm vào bò sát biển lớn. Tính đến nay, loài ngư long lớn nhất trong lịch sử sống ở kỷ Tam Điệp, cách đây 250 - 201 triệu năm.

Hóa thạch ở Rutland có niên đại khoảng 180 triệu năm và thuộc về một con vật đồ sộ. Theo nhà cổ sinh vật học Rebecca Bennion ở Đại học Liège, hóa thạch lớn và hoàn chỉnh cỡ này là phát hiện rất đặc biệt. Chỉ riêng hộp sọ đã dài gần 2,1 mét trong riêng toàn bộ cơ thể dài tới hơn 10 mét, tương đương một con cá voi minke hiện đại.

Các nhà nghiên cứu mất hơn hai tuần để khai quật hộp sọ. Theo Lomax, đây là một trong những bộ xương bò sát tiền sử lớn hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện ở Anh. Dù phát hiện chưa được mô tả trong báo cáo chính thức, Jorge Velez-Juarbe, nhà cổ sinh vật học ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quận Los Angeles, nhận định hóa thạch sẽ cung cấp hiểu biết mới về lịch sử tiến hóa của bò sát biển.

Nhóm nghiên cứu vẫn đang khai quật hóa thạch ngư long Rutland. Tuy nhiên, Lomax và cộng sự đã tiến hành mọi phép đo có thể và chụp hàng nghìn bức ảnh để lập mô hình 3D bộ xương. Hiện nay, họ đặt giả thuyết bộ xương thuộc về loài ngư long Temnodontosaurus trigonodon mới chỉ được biết tới qua những chiếc xương riêng lẻ trong lớp đất đá kỷ Jura ở Đức. Đầu kỷ Jura cách đây 180 triệu năm, T. trigonodon là động vật ăn thịt dưới biển lớn nhất hành tinh.

Một con ngư long khác có thể tìm cách ăn thịt cá thể ở Rutland. Các chuyên gia khai quật tìm thấy vài chiếc răng Temnodontosaurus quanh bộ xương, có thể là vết tích của hành vi ăn xác thối, Lomax cho biết.

Vài loài ngư long to như cá voi tiến hóa vào đầu kỷ Tam Điệp nhưng biến mất trong sự kiện đại tuyệt chủng cách đây 201 triệu năm. Những loài ngư long còn sống sót trở nên nhỏ dần nhưng một số loài lại phát triển kích thước lần nữa. Thông qua xem xét răng của mẫu vật mới, các nhà cổ sinh vật học có thể tìm hiểu về thức ăn và vai trò của ngư long Rutland trong hệ sinh thái cuối kỷ Jura.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News