Tìm thấy loài ký sinh mới trong khi lướt Twitter

Đây là lần đầu tiên một loài sinh vật được phát hiện nhờ ảnh chụp trên mạng xã hội Twitter.

Nhà sinh vật học Ana Sofia Reboleira từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phát hiện một loài ký sinh mới khi đang sử dụng Twitter. Báo cáo về nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí MycoKeys vào ngày 14/5.

Trong khi sử dụng Twitter, Reboleira đã nhìn thấy ảnh chụp một con vật nhiều chân Mỹ (American millipede), thuộc nhóm động vật thân đốt được đăng bởi Derek Hennen, đang học Tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Virginia. Anh có một tài khoản Twitter chỉ để đăng ảnh những con động vật nhiều chân.

Tìm thấy loài ký sinh mới trong khi lướt Twitter
Hình ảnh con vật nhiều chân của Hennen chứa chi tiết loài nấm ký sinh chưa từng được phát hiện (vùng khoanh đỏ). (Ảnh: Derek Hennen).

Con vật nhiều chân mà Reboleira tìm thấy trông khá đặc biệt nên đã quan sát và phân tích kỹ.

"Tôi nhìn thấy thứ giống như nấm trên thân con millipede này. Nó chưa từng được tìm thấy trên các loài millipede tại Mỹ", Reboleira chia sẻ.

Bức ảnh con millipede này được Hennen đăng tải lần đầu vào năm 2018, là lời hứa sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ. Hennen cũng chia sẻ lại quá trình phát hiện loài nấm mới trên Twitter vào ngày 15/5.

Reboleira đã tìm hiểu loài nấm kỳ lạ này bằng cách tìm kiếm mẫu vật liên quan đến các loài millipede Mỹ được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.

"Điều này đã xác nhận sự tồn tại của một loài nấm Laboulbeniales chưa từng được biết đến - loài ký sinh nhỏ, kỳ quái và đầy bí ẩn chuyên tấn công các loài côn trùng và động vật nhiều chân", báo cáo cho biết.

Loài nấm mới được đặt tên là Troglomyces twitteri, thuộc loài Laboulbeniales. Nó sẽ chọc thủng thân vật chủ rồi chui vào, chỉ để lộ một nửa thân ra ngoài. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu loài nấm này và mối quan hệ của nó với vật chủ.

"Đây là lần đầu tiên một loài sinh vật mới được phát hiện nhờ Twitter. Nó cho thấy tầm quan trọng của các nền tảng xã hội trong việc chia sẻ nghiên cứu để đạt được những thành tựu mới", Reboleira chia sẻ.

Theo CNET, cô cũng khuyến khích mọi người đăng nhiều ảnh thiên nhiên lên mạng xã hội, chú ý những chi tiết nhỏ vì biết đâu một loài sinh vật kỳ lạ nào đó đang hiện diện trong ảnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Bí ẩn sinh học" ở loài ong mật Nam Phi

Khả năng chỉ sinh con cái mang lại cho tất cả những con ong thợ Nam Phi cơ hội được 'tái sinh' về mặt di truyền thành một con ong chúa mới.

Đăng ngày: 17/05/2020
Trồng cây trên sa mạc là tốt hay xấu?

Trồng cây trên sa mạc là tốt hay xấu?

Sa mạc hoá là hiện tượng biến đổi nguy hiểm đang đe doạ không ít quốc gia trên thế giới nên phương án trồng cây trên vùng sa mạc dường như là một phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn hiện tượng này.

Đăng ngày: 17/05/2020
Chuyện ly kỳ quanh cây dầu rái trên 300 năm tuổi

Chuyện ly kỳ quanh cây dầu rái trên 300 năm tuổi

Ở An Giang có 5 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản, chủ yếu tập trung ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên.

Đăng ngày: 15/05/2020
Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây thường xuân

Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây thường xuân

Cây thường xuân là cây cảnh đặc biệt, nó có thể leo giàn, trồng làm hàng rào… nhìn rất đẹp mắt.

Đăng ngày: 15/05/2020
Trái cây không hạt được tạo ra như thế nào?

Trái cây không hạt được tạo ra như thế nào?

Các loại trái cây không hạt được trồng bằng cách kích thích đầu nhụy của hoa cùng với sự hỗ trợ của các nội tiết tố thực vật (phytohormone) làm kích hoạt bầu nhụy hoa phát triển.

Đăng ngày: 13/05/2020
Sinh vật lạ trông giống

Sinh vật lạ trông giống "chuồn chuồn khổng lồ" thu hút vạn người xem

Nicole Doctor đang đi dạo cùng cún cưng thì phát hiện một con bọ đáng thương đang “quằn quại dữ dội” trên nền gạch.

Đăng ngày: 12/05/2020
Bọ ngựa tung đòn

Bọ ngựa tung đòn "sát thủ", hạ gục ong bắp cày trong tích tắc

Ong bắp cày là nỗi khiếp sợ với nhiều loài côn trùng nhưng ít nhất là không phải với bọ ngựa.

Đăng ngày: 11/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News