Tìm thấy loài phong lan từng biến mất trong gần một thế kỷ

Prasophyllum morganii, còn gọi là phong lan tỏi tây mignonette, được ghi nhận lần cuối vào năm 1933, đã được phát hiện lại ở Australia trong các cuộc khảo sát sau trận cháy rừng Mùa hè đen năm 2019-2020.

Năm 1929, một người chăn gia súc tên là Harry Morgan để ý thấy một vài cây hoa trong khu đất của mình gần Cobungra, Victoria, Australia và gửi mẫu hoa cho nhà thực vật nghiệp dư William Henry Nicholls.

Ông Nicholls đã vẽ loài hoa lan mà ông tự đặt tên là Morgan này và bảo quản một số mẫu dưới dạng hoa khô, một số mẫu khác được bảo quản trong rượu. Tám trong số những mẫu vật này - bao gồm cả những mẫu từ năm 1929 và những mẫu khác được thu thập từ cùng một địa điểm vào năm 1933 - đã được lưu giữ tại các vườn thảo mộc ở Melbourne và Adelaide.

Vào năm 1930, loài này được mô tả như một loại thảo mộc nhỏ trên cạn, có một chiếc lá đơn dài 12-20 cm và một thân có hoa màu xanh lục đến hơi đỏ, cao 20-25 cm với 50-80 bông hoa không hạt mọc dày đặc.


Phong lan tỏi tây mignonette. (Ảnh: Tobias Hayashi, Đại học La Trobe).

Quần thể Prasophyllum morganii duy nhất được ghi nhận được phát hiện vào năm 1929 với chỉ khoảng 15 cây hoa. Không có cây nào được nhìn thấy kể từ năm 1933, mặc dù đã có những cuộc khảo sát rộng rãi của những người đam mê phong lan.

Loài này được coi là đã tuyệt chủng theo Luật Bảo vệ động, thực vật của bang Victoria, Australia năm 1988 và khuyến cáo của Ủy ban Khoa học về Các loài bị đe dọa.

Vào năm 2020, sau khi bờ biển phía đông của Australia bị trận cháy rừng Mùa hè đen tàn phá, chính phủ Australia đã tài trợ cho các cuộc điều tra chi tiết về các khu vực bị cháy để tìm ra những loài động, thực vật còn sống sót.

Trong những cuộc khảo sát này, bốn quần thể lan trông giống loài Prasophyllum morganii đã được phát hiện tại Nunniong Plain và Timbarra North Plain ở Victoria và Sawyers Hill và Kellys Plains ở New South Wales.

Thêm nữa, vào năm 2000, một loài lan trông tương tự đã được mô tả từ Vườn quốc gia Kosciuszko, New South Wales, và được đặt tên là Prasophyllum retroflexum, thường được gọi là phong lan tỏi tây Kiandra.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PhytotaxaPrasophyllum retroflexum thực chất là Prasophyllum morganii.

Tác giả chính của nghiên cứu mới, Tiến sĩ Noushka Reiter, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Royal Botanic Gardens Victoria, cho biết: “Những phát hiện này sẽ cải thiện nỗ lực bảo tồn loài này trong tương lai”.

“Thật là một bất ngờ thú vị khi biết rằng phong lan Prasophyllum morganii vẫn còn tồn tại, tuy nhiên, nó vẫn đang bị đe dọa và chúng ta cần phải bảo vệ nó”, nữ tiến sĩ nói.

Bà cho biết thêm: “Khi hiểu rõ hơn về các loài phong lan, đặc điểm, sự phân bố và sinh thái của chúng, chúng ta có thể cải thiện khả năng bảo tồn”.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu vật nguyên thủy của Prasophyllum morganii và 33 mẫu thảo mộc và các mẫu vật được thu thập tại hiện trường để đưa ra kết luận.

Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Tiến sĩ Bronwyn Ayre, một nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh thái, Môi trường và Tiến hóa tại Đại học La Trobe cho biết: “Công việc này sẽ không thể thực hiện được nếu không có các mẫu vật được lưu trữ”.

“Thật là tuyệt vời khi có thể so sánh những bông hoa được thu thập hơn 90 năm trước với những bông hoa chúng tôi vừa mới thu thập”, bà nói thêm.

Hiện chỉ có vài trăm cây phong lan Prasophyllum morganii được thống kê trong các cuộc điều tra năm 2020, điều này cho thấy chúng vẫn dễ bị tuyệt chủng. Tiến sĩ Reiter và các đồng nghiệp đang nuôi cấy loài hoa này tại Vườn bách thảo Hoàng gia Victoria và hy vọng sẽ có thể đưa một số cây trở lại môi trường sống bản địa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 19/05/2025
Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đăng ngày: 15/05/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News