Tìm thấy "mầm sự sống" trên chiếc đuôi của sao chổi ma quái

Chiếc đuôi phát sáng rực rỡ của sao chổi Catalina có thể lý giải cách mà vật liệu được xem là chìa khóa của sự sống - carbon - hiện diện ở các hành tinh đá như Trái đất hay sao Hỏa.

Theo bài báo khoa học vừa công bố trên Planetary Science Journal, Catalina, một vị khách từ vùng lân cận đám mây Oort ngoài rìa Hệ Mặt trời đã bất ngờ tiến gần chúng ta vào năm 2016, có thể giúp giải thích nguồn gốc của chính chúng ta.


Ảnh đồ họa mô tả sao chổi Catalina - (Ảnh: NASA/SOFIA/Lynette Cook).

Theo nhóm nghiên cứu từ dự án SOFIA (Đài quan sát tầng bình lưu về Thiên văn học hồng ngoại) phối hợp giữa Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức và NASA, sao chổi Catalina vừa viếng thăm chúng ta lần nữa, đem đến cơ hội vàng cho nghiên cứu. Lần này, SOFIA đã xác định được bằng chứng rõ ràng của carbon trong chiếc đuôi đầy đá bụi của Catalina. Carbon là nguyên tố "xương sống" của các phân tử hữu cơ, hay có thể nói chính là hạt mầm sơ khai nhất của sự sống.

Giáo sư Charles Woodward từ Viện Vật lý thiên văn Minesota (Mỹ), thành viên SOFIA, cho biết trước đây họ đã nghi ngờ rằng Trái Đất có sẵn đủ carbon khi tình thành từ đĩa tiền hành tinh của Mặt Trời hay không. Câu trả lời là có thể không. Những sao chổi như Catalina đã bổ sung carbon cho hành tinh.

Vào buổi sơ khai của Hệ Mặt trời, sự di chuyển từ ngoài vào của sao Mộc - đã được chứng minh trước đó - đã kéo theo vô số sao chổi giàu carbon vào vùng bên trong bởi lực hấp dẫn khổng lồ của nó, gián tiếp bổ sung "mầm sự sống" cho những hành tinh nhỏ bé bên trong.

Theo NASA, cần quan sát thêm Đám mây Oort xem nó có chứa nhiều sao chổi giàu carbon hay không, và đó là một trong những nhiệm vụ cho các tàu thăm dò rìa Hệ Mặt trời mà cơ quan này đang hướng tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News