Tìm thấy mảnh lớn nhất của thiên thạch rơi tại Nga
Một người dân ở Nga đã tìm thấy mảnh thiên thạch nặng 3,4kg. Đây là mảnh lớn nhất được tìm thấy từ thiên thạch rơi xuống khu vực Urals của Nga vào tháng 2/2013.
>>> Mảnh thiên thạch lớn nhất ở Nga nặng vài tấn
Một người dân giấu tên ở Chelyabinsk thuộc vùng Urals của Nga đã phát hiện thấy mảnh thiên thạch nặng 3,4kg gần ngôi làng Timiryazevsky và gửi nó cho các nhà khoa học tại trường đại học Chelyabinsk để phân tích.
Thiên thạch rơi tạo ra một hố lớn trên mặt băng ở hồ Chebarkul.
“Đây là một mảnh thiên thạch. Nó là mảnh thiên thạch (Chelyabinsk) lớn nhất tới nay được phân tích bởi các nhà khoa học”, Andrei Kocherov, một cán bộ của trường đại học Chelyabinsk xác nhận. Ông Kocherov cho biết người sở hữu cũng đã được cấp giấy chứng nhận tảng đá mà ông ta tìm thấy là thiên thạch.
Thiên thạch Chelyabinsk với đường kính lên tới 18m và nặng 10.000 tấn, đã phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk ở Urals vào ngày 15/2. Vụ nổ tương đương với 440 kilo tấn thuốc nổ TNT – gấp 27 lần sức mạnh của quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản vào năm 1945. Vụ nổ thiên thạch này đã khiến 1.200 người bị thương và nhiều cửa sổ kính bị vỡ.
Thiên thạch được cho là vỡ thành 7 mảnh lớn và một trong những mảnh đó có thể đã rơi xuống hồ Chebarkul, tạo thành một hố lớn có đường kính khoảng 8m trên mặt băng. Cuối tháng 3/2013 một radar đã phát hiện thấy một hố lớn dưới đáy hồ có khả năng được tạo ra bởi một mảnh thiên thạch.
Chính quyền thành phố Chelyabinsk đã chi 3 triệu rub (khoảng 10.000 USD) để tìm kiếm mảnh thiên thạch dưới hồ Chebarkul. Mảnh thiên thạch này được cho là có hình bầu dục, đường kính dài 1m và trọng lượng khoảng 600kg.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
