Tìm thấy nguyên nhân gây bệnh lạ cho hàng loạt nhà ngoại giao Mỹ

Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ, vừa kết luận rằng nguyên nhân khiến các điệp viên và nhà ngoại giao Mỹ bị “hội chứng Havana” là do tần số vô tuyến (RF).

Kết luận này được đưa ra trong báo cáo của ủy ban gồm 19 chuyên gia y học và các lĩnh vực khác, New York Times đưa tin ngày 5/12. Họ cho rằng “năng lượng RF” là cách hợp lý nhất để giải thích hội chứng Havana. Tuy nhiên, vẫn không thể loại trừ các yếu tố phụ khác.

Báo cáo được Bộ Ngoại giao yêu cầu thực hiện này đưa ra lời giải thích rõ ràng nhất cho căn bệnh bí ẩn đã khiến nhiều nhân viên chính phủ Mỹ ở nước ngoài khốn khổ.

Nhiều nhân viên bị chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất thính giác, trí nhớ và thăng bằng. Một số người buộc phải nghỉ hưu vĩnh viễn. Căn bệnh này lần đầu xuất hiện tại Đại sứ quán Mỹ ở Havana, Cuba năm 2016, do đó, nó được gọi là “hội chứng Havana”. Kể từ đó, nhân viên chính phủ Mỹ ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác cũng mắc phải.

Tìm thấy nguyên nhân gây bệnh lạ cho hàng loạt nhà ngoại giao Mỹ
Đại sứ quán Mỹ ở Havana, Cuba, nơi "hội chứng Havana" lần đầu được ghi nhận. (Ảnh: New York Times).

Các sĩ quan CIA đến những cơ sở ở nước ngoài cũng gặp phải các triệu chứng tương tự, New York Times và GQ đưa tin vào tháng 10. Những người gặp phải triệu chứng đang thảo luận về việc chống lại hoạt động bí mật của Nga với các cơ quan tình báo nước ngoài. Điều này làm tăng thêm nghi ngờ rằng Moscow đứng sau vụ việc.

Mặc dù được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, báo cáo cho thấy khả năng “hội chứng Havana” là kết quả của một cuộc tấn công.

Báo cáo kết luận năng lượng RF “có định hướng” và “dạng xung”, chứ không phải năng lượng liên tục như sóng điện thoại, gây ra hội chứng. Điều này cho thấy các nạn nhân bị nhắm vào một cách có chủ đích.

Ủy ban cũng nhận thấy triệu chứng tức thì các bệnh nhân báo cáo - bao gồm cảm giác đau, áp lực và âm thanh kỳ lạ thường xuất hiện từ một hướng cụ thể hoặc xảy ra tại một vị trí cụ thể trong phòng.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét các nguyên nhân khác, như phơi nhiễm hóa chất và các bệnh truyền nhiễm, nhưng họ cho biết những thứ này có vẻ khó xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuất hiện bệnh bí ẩn ở Ấn Độ, 300 người nhập viện

Xuất hiện bệnh bí ẩn ở Ấn Độ, 300 người nhập viện

Các quan chức ở Ấn Độ đang điều tra nguyên nhân của một chứng bệnh bí ẩn khiến khoảng 300 người nhập viện cuối tuần qua. Ít nhất một trường hợp được ghi nhận tử vong.

Đăng ngày: 07/12/2020
Loại da nhân tạo mới có thể cảm nhận nỗi đau

Loại da nhân tạo mới có thể cảm nhận nỗi đau

Các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT ở Melbourne, đã tạo ra một loại da mới có thể mô phỏng và cảm nhận nỗi đau của người.

Đăng ngày: 07/12/2020
Khoa học

Khoa học "vặn ngược" đồng hồ lão hóa, lấy lại thị lực đã mất

Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Harvard đã thành công trong việc khôi phục thị lực trên loài chuột bằng cách "cải lão hoàn đồng" các tế bào võng mạc lão hóa, mang tới hi vọng áp dụng lên con người.

Đăng ngày: 04/12/2020
Đi ngủ không gối đầu và những lợi ích với sức khỏe không phải ai cũng biết

Đi ngủ không gối đầu và những lợi ích với sức khỏe không phải ai cũng biết

Ngủ không có gối sẽ giúp bạn nằm đúng tư thế hơn, từ đó phòng ngừa chứng đau cổ, lưng, đầu và tránh bị căng thẳng kéo dài.

Đăng ngày: 04/12/2020
Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy

Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học California ở San Francisco (Mỹ) vừa tìm ra thêm một nguyên nhân góp phần gây bệnh Alzheimer: ô nhiễm không khí.

Đăng ngày: 04/12/2020
Phát hiện trường hợp lá lách “lang thang” hiếm gặp

Phát hiện trường hợp lá lách “lang thang” hiếm gặp

Một người phụ nữ bị đau bụng đến khoa cấp cứu và rất sốc khi biết được nguồn gốc dẫn đến cơn đau của mình.

Đăng ngày: 04/12/2020
5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

Giảm thính lực không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được vì đôi khi nó còn là một phần của quá trình lão hóa. Nhưng việc giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được.

Đăng ngày: 04/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News