Tìm thấy quan tài nghìn năm của cận vệ hoàng đế La Mã

Cỗ quan tài đá chứa hài cốt còn nguyên vẹn của một cận vệ từng bảo vệ hoàng đế La Mã Diocletian cùng nhiều đồ mai táng.


Quan tài đá của Tziampo. (Ảnh: Arkeonews)

Các nhà khảo cổ phát hiện quan tài có dòng chữ "người bảo vệ hoàng đế" khắc bằng tiếng Latinh ở tỉnh Kocaeli phía tây Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình xây dựng nền móng của một tòa nhà từ năm 2017 đến 2019. Trong suốt đợt khai quật do Bảo tàng Kocaeli chỉ đạo, nhóm nghiên cứu nhận dạng tổng cộng 37 ngôi mộ. Cỗ quan tài nằm ở một ngôi mộ trong số đó. Nghiên cứu do phó giáo sư Hüseyin Sami Öztürk ở Đại học Marmara tiến hành xác nhận quan tài thuộc về Tziampo, cận vệ của hoàng đế Diocletian (trị vì từ năm 284 - 305).

Theo Serkan Geduk, giám đốc Bảo tàng khảo cổ và dân tộc học Kocaeli, Tziampo có xuất xứ là người Romania trước khi gia nhập quân đội La Mã ở vị trí kỵ binh. Được huấn luyện để làm rối loạn hàng ngũ bộ binh của quân địch, tấn công bên sườn, đuổi theo, bắt giữ và giết quân địch tháo chạy. Sau 9 năm ở tiền tuyến, Tziampo được thăng chức lên cấp tướng và ở năm thứ 11 trong quân ngũ, ông được phong tước hiệu "người bảo vệ hoàng đế".

Các nhà khảo cổ cho biết Tziampo nằm trong đội cận vệ 8 người, 7 người còn lại đến từ Italy, Croatia, Serbia, Algeria, và Arab. Ngôi mộ của Tziampo rất đặc biệt bởi đây không chỉ là lần đầu tiên một cận vệ của hoàng đế được phát hiện ở Anatolia (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) mà bộ xương của ông vẫn còn nguyên vẹn và bao quanh là nhiều đồ mai táng. Nhóm nghiên cứu đào được nhiều đồ cúng tế xung quanh hai bộ xương. Bộ xương còn lại thuộc về vợ của Tziampo.

Ngoài quan tài của Tziampo, 4 trong 5 quan tài khác phát hiện tại khu vực cũng có chữ khắc bằng tiếng Latinh. Tất cả hài cốt và đồ mai táng thu thập từ khu mộ ở Kocaeli sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn lịch sử của Anatolia dưới sự cai trị của đế quốc La Mã.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News