Tìm thấy răng cá mập khổng lồ dài gấp đôi cá mập trắng ở bờ biển Úc

Chiếc răng của cá mập quái vật thời tiền sử được tìm thấy ở bờ biển Úc lớn gấp đôi cá mập trắng ngày nay và đã thu hút sự chú ý đặc biệt.

Theo Channel News Asia, phát hiện này được những người yêu khoa học và tìm hiểu về thời tiền sử đặc biệt chú ý.

Người đàn ông tên Philip Mullaly đã tìm thấy chiếc của răng “khủng” của cá mập khổng lồ ở khu vực bờ biển Great Ocean Road nổi tiếng, cách Melbourne khoảng 100km.

Tìm thấy răng cá mập khổng lồ dài gấp đôi cá mập trắng ở bờ biển Úc
Răng cá mập khổng lồ thời tiền sử vẫn còn nguyên vẹn.

“Tôi đang đi dạo trên bãi biển, tìm kiếm hóa thạch thì phát hiện một phần chiếc răng nhô ra ngoài, bên cạnh một tảng đá”, Mullaly nói. “Tôi cảm thấy hết sức kinh ngạc vì nghĩ rằng đây là phát hiện quan trọng mà mọi người đặc biệt quan tâm”.

Mullaly đã liên hệ với bảo tàng Victoria để tìm hiểu loài cá mập sở hữu chiếc răng này. Chuyên gia cổ sinh học Erich Fitzgerald xác nhận rằng, chiếc răng dài 7cm này là của một con cá mập khổng lồ cổ đại có tên khoa học là Carcharocles angustidens.

Loài cá mập này từng sống ở đại dương ngoài khơi nước Úc cách đây 25 triệu năm trước. Chúng thường ăn cá voi nhỏ và chim cánh cụt. Cá mập cổ đại dài tới 9 mét, gấp đôi loài cá mập trắng ngày nay.

Như vậy, phát hiện mới này không hề liên quan đến cá mập quái vật megalodon dài tới 30 mét, từng sống cách đây 3 triệu năm trước mà nhiều người ngày nay vẫn tin rằng chúng còn sống.

"Hóa thạch răng của loài Carcharocles angustidens có tầm quan trọng quốc tế khi chỉ có 3 bộ được tìm thấy trên toàn thế giới, và đây là bộ đầu tiên được tìm thấy ở Úc", Fitzgerald nói.

Fitzgerald giải thích rằng, người ta thường chỉ tìm thấy một chiếc răng của cá mập cổ đại mà rất khó tìm thấy những chiếc khác trên cùng một con cá mập.

Tìm thấy răng cá mập khổng lồ dài gấp đôi cá mập trắng ở bờ biển Úc
Cá mập khổng lồ thời tiền sử dài gấp đôi cá mập trắng.

Đó là bởi cá mập thường rụng và thay răng mỗi ngày. Đồng thời, xương sụn, thành phần cấu tạo xương sọ và xương hàm cá mập, không dễ hóa thạch.

Fitzgerald đã dẫn một nhóm các nhà cổ sinh học và các tình nguyện viên đến nơi Mullaly tìm thấy răng cá mập, và thu thập được thêm 40 chiếc răng khác.

Phần lớn trong số chúng thuộc về cá mập khổng lồ cổ đại, nhưng cũng có vài chiếc răng nhỏ hơn thuộc về loài cá mập 6 mang (Hexanchus) còn tồn tại đến ngày nay.

Nhà cổ sinh vật học Tim Ziegler thuộc Bảo tàng Victoria cho biết răng của cá mập 6 mang thuộc về nhiều con khác nhau. Chúng có thể bị rụng trong quá trình loài cá này rỉa xác con Carcharocles angustidens.

"Việc tìm thấy răng của loài cá mập 6 mang từ thời tiền sử cho thấy chúng đã sinh sống bằng cách ăn xác động vật từ hàng chục triệu năm nay", Ziegler nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thổ dân đầu tiên đặt chân đến nước Úc từ khi nào?

Những thổ dân đầu tiên đặt chân đến nước Úc từ khi nào?

Trước đây, các nhà khoa học đã phân tích di truyền từ mẫu tóc của thổ dân và khẳng định mối quan hệ vô cùng lâu đời và sâu sắc giữa từng nhóm thổ dân với đất nước của họ

Đăng ngày: 11/08/2018
Phát hiện tượng nhân sư 4.500 năm tuổi dưới lòng đất Ai Cập

Phát hiện tượng nhân sư 4.500 năm tuổi dưới lòng đất Ai Cập

Dự án làm đường giữa khu đền cổ Karnak và Luxor tại Luxor, Ai Cập, phải tạm dừng khi công nhân xây dựng phát hiện một bức tượng nhân sư, Sun hôm 9/8 đưa tin.

Đăng ngày: 10/08/2018
Tiết lộ các phát hiện mới ở thành phố La Mã cổ đại - Pompeii

Tiết lộ các phát hiện mới ở thành phố La Mã cổ đại - Pompeii

Theo tờ The Nation, các nhà khảo cổ học đã tiết lộ những phát hiện mới nhất của họ tại ngôi nhà của một người đàn ông giàu có sinh sống ở thành phố La Mã cổ đại.

Đăng ngày: 10/08/2018
Cổ kiếm 3.000 năm chôn vùi vẫn sắc nhọn ở Đan Mạch

Cổ kiếm 3.000 năm chôn vùi vẫn sắc nhọn ở Đan Mạch

Theo Vintage News, năm 2016, hai nhà khảo cổ học nghiệp dư, Ernst Christiansen và Lis Therkelsen đã tìm thấy một thanh kiếm cổ ở thị trấn Svebølle, phía tây Zealand, hòn đảo lớn nhất Đan Mạch.

Đăng ngày: 08/08/2018
Bác bỏ vai trò gene FOXP2 trong tiến hóa ngôn ngữ của con người

Bác bỏ vai trò gene FOXP2 trong tiến hóa ngôn ngữ của con người

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng gene FOXP2, có liên quan với sự phát triển của lời nói. Chính gene này giải thích tại sao con người hiện đại lại có ưu thế tiến hóa trước người Neanderthal.

Đăng ngày: 08/08/2018
Phát hiện chì lưới đánh cá cổ nhất từ trước tới nay

Phát hiện chì lưới đánh cá cổ nhất từ trước tới nay

Các nhà khảo cổ học Hàn Quốc công bố phát hiện 14 chì lưới đánh cá bằng đá vôi có niên đại cách đây khoảng 29.000 năm trong hang động Maedun ở phía đông quận Jeongseon, thuộc tỉnh Gangwon.

Đăng ngày: 08/08/2018
Ăn may “vớ” được nhẫn vàng 1.800 năm tuổi

Ăn may “vớ” được nhẫn vàng 1.800 năm tuổi

Theo tờ Al Bawaba, ông Jason Massey, 45 tuổi, một nhân viên kiểm soát dịch hại vừa phát hiện ra một chiếc nhẫn hiếm có khắc hình nữ thần chiến tranh La Mã trong một cánh đồng gần Crewkerne.

Đăng ngày: 06/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News