Tìm thấy răng khổng lồ của loài bò sát biển cổ đại ở dãy núi Alps

Hóa thạch của 3 loài ichthyosaur - loài bò sát biển khổng lồ sống ở đại dương nguyên thủy, đã được phát hiện ở trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ.


Chiếc răng được tìm thấy, có đường kính gốc là 60mm. (Ảnh: AFP)

Với thân thon dài và đầu nhỏ, loài leviathan tiền sử nặng tới 88 tấn và dài 20 m. Đây là một trong những loài động vật lớn nhất trên thế giới. Chúng xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 250 triệu năm vào đầu kỷ Trias và loài giống cá heo nhỏ hơn đã tồn tại cho đến 90 triệu năm trước. Tuy nhiên, hầu hết các loài ichthyosaur khổng lồ đã không còn tồn tại cách đây 200 triệu năm. Không giống như khủng long, ichthyosaur hầu như không để lại dấu vết hóa thạch và vì vậy chúng vẫn là sinh vật bí ẩn cho đến ngày nay.

Các mẫu hóa thạch này có niên đại cách đây 205 triệu năm, được khai quật từ năm 1976 đến 1990 trong các cuộc khảo sát địa chất, nhưng chỉ vừa được phân tích chi tiết.

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Bonn, các mẫu vật này được phát hiện ở độ cao 2.800m. Trong cuộc đời, cả 3 loài này đã bơi ở vùng nước xung quanh siêu lục địa Pangea, nhưng do kiến tạo mảng và sự uốn lượn của dãy Alps, các hóa thạch này đã được đẩy lên vị trí ngày một cao. Trước đây, ichthyosaur được cho là chỉ sống ở đại dương sâu, nhưng những tảng hóa thạch được cho là ở dưới đấy của một khu vực ven biển nông. Có 2 bộ xương được tìm thấy, trong đó có 1 bộ gồm 10 mảnh xương sườn và 1 đốt sống, cho thấy con vật dài khoảng 20 mét, lớn hơn hoặc nhỏ hơn loài ichthyosaur lớn nhất từng được tìm thấy ở Canada. Con vật thứ hai có chiều dài 15 m dựa trên ước tính từ 7 đốt sống được tìm thấy.

Các nhà khoa học đặc biệt ấn tượng với chiếc răng được tìm thấy, có đường kính gốc là 60mm, mẫu vật lớn nhất trong hộp sọ hoàn chỉnh và thuộc một loài ichthyosaur dài gần 18m.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News