Tìm thiên thạch dưới đáy hồ trong vô vọng
Các thợ lặn vừa hoàn tất kiểm tra hồ Chebarkul, nơi một mảnh thiên thạch được cho là rơi xuống và tạo nên một miệng hố khổng lồ trên mặt băng, nhưng không tìm thấy bất cứ dấu vết nào.
Các thợ lặn không tìm thấy dấu vết thiên thạch tại hồ vùng Urals. (Ảnh: RIA Novosti)
"Các thợ lặn của bộ đã hoàn tất lục soát khu vực hồ (Chebarkul, vùng Chelyabinsk) nhưng không phát hiện bất cứ dấu vết nào của thiên thạch", RIA Novosti dẫn lời Irina Rossius, phát ngôn viên Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga vừa cho biết.
Một thiên thạch bốc cháy hôm 15/2 bay qua bầu trời và rơi xuống miền trung nước Nga, tạo ra vụ nổ lớn, cuốn bay nhiều cửa sổ, phá hủy hàng nghìn tòa nhà ở thành phố Chelyanbinsk, làm hơn 1.000 người bị thương. Theo Bộ Y tế Nga, 51 người đã phải nhập viện.
Các quan chức đang cố xác định các mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống đâu. Đến sáng 16/2, chưa có mảnh nào được tìm thấy. Thống đốc vùng Chelyabinsk, ông Mikhail Yurevich trước đó cho biết một trong các mảnh vỡ đã rơi xuống hồ Chebarkul.
Mức độ phóng xạ trong không khí được báo cáo là không thay đổi, theo các quan chức Bộ Tình trạng Khẩn cấp và cơ quan nguyên tử quốc gia Nga. Vấn đề này được quan tâm do khu vực có một số cơ sở hạt nhân.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
