Tín hiệu ngoài hành tinh bí ẩn thách thức giới thiên văn

Các đợt bùng phát sóng vô tuyến vũ trụ cực nhanh và vô cùng hiếm gặp mang tên chớp sóng nhanh vẫn là một trong số những bí ẩn lớn nhất của vật lý thiên văn.

Các nhà nghiên cứu ở Viện thiên văn học vô tuyến Hà Lan lần đầu tiên phát hiện chớp sóng nhanh FRB 150215 năm 2015 và họ vẫn đang tìm hiểu nguồn gốc của nó.

"Chúng tôi dành nhiều thời gian sử dụng nhiều kính viễn vọng để tìm kiếm bất cứ thứ gì gắn liền với nó. Chúng tôi có nhiều manh mối về bước sóng mới chưa từng biết tới trước đây. Chúng tôi vẫn đang cố gắng phán đoán chớp sóng này đến từ đâu", Gizmodo hôm qua dẫn lời Emily Petroff, người đứng đầu nhóm nghiên cứu.

Tín hiệu ngoài hành tinh bí ẩn thách thức giới thiên văn
FRB 150215 khiến các nhà khoa học bối rối vì không thể xác định nguồn phát tín hiệu. (Ảnh: Tumblr).

Chớp sóng nhanh (FRB) là những đợt phát sóng vô tuyến diễn ra chóng vánh và ngẫu nhiên, khiến chúng không chỉ khó tìm kiếm mà cả khó nghiên cứu. Bí ẩn bắt nguồn từ thực tế các nhà nghiên cứu không rõ điều gì sản sinh ra loại sóng vô tuyến ngắn và rõ như vậy. Một số giả định đi từ va chạm giữa các vì sao đến thông điệp do người ngoài hành tinh gửi tới Trái Đất.

Dù đã tìm thấy 22 FRB, các nhà thiên văn tin chắc con số có thể lên tới 2.000 FRB phát ra trong vũ trụ mỗi ngày. Trong khi giới nghiên cứu có thể sử dụng kính viễn vọng để xác định nguồn gốc chắc chắn sinh ra tín hiệu, FRB 150215 là trường hợp đặc biệt bởi nó không để lại dấu vết nào dù có thể quan sát qua vài kính viễn vọng.

"Chớp sóng được theo dõi bởi 11 kính viễn vọng chuyên tìm kiếm nguồn phát vô tuyến, quang học, X quang, tia gamma và neutrino. Nhưng nó không gắn liền với bất kỳ nguồn phát nào và không có nhịp lặp lại nào được ghi nhận trong 17,25 giờ quan sát", nhóm nghiên cứu cho biết.

Càng bí ẩn hơn nữa là về mặt lý thuyết, FRB 150215 không thể được phát hiện từ Trái Đất nếu xét theo hướng không gian mà tín hiệu bắt nguồn. Nó phải truyền qua một khu vực cực dày đặc trong dải Ngân Hà để tới Trái Đất. Từ trường của ngân hà đáng lẽ đã thay đổi hướng di chuyển của ánh sáng phát ra từ chớp sóng vô tuyến nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

"Có thể tín hiệu đi qua một loại lỗ nào đó trong dải Ngân Hà, khiến nó dễ được phát hiện hơn so với những cuộc tìm kiếm thông thường", Petroff suy đoán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc tính xây căn cứ trên thiên thạch để khai thác kim loại

Trung Quốc tính xây căn cứ trên thiên thạch để khai thác kim loại

Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ trên một thiên thạch để khai thác những kim loại quý có trị giá lên đến hàng tỷ USD.

Đăng ngày: 12/05/2017
SpaceX thử nghiệm tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới

SpaceX thử nghiệm tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới

SpaceX tiến hành thử nghiệm tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới Falcon Heavy, được thiết kế để đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai.

Đăng ngày: 11/05/2017
Phản vật chất là gì?

Phản vật chất là gì?

Phản vật chất là khái niệm trong vật lý, được cấu tạo từ những phản hạt cơ bản như phản hạt electron, phản hạt nơtron,... Theo lý thuyết, nếu phản vật chất gặp vật chất thì sẽ nổ tung.

Đăng ngày: 11/05/2017
7 tàu du hành vũ trụ hiện đại nhất hành tinh

7 tàu du hành vũ trụ hiện đại nhất hành tinh

Nhưng nếu muốn thực hiện một chuyến du hành bên ngoài hệ Mặt trời, chúng ta sẽ cần những con tàu vũ trụ đi nhanh hơn một chút - như tên lửa nhiệt hạch khổng lồ Project Daedalus kết hợp với tên lửa Saturn V của NASA.

Đăng ngày: 10/05/2017
Sóng hấp dẫn có thể hé lộ sự tồn tại của vũ trụ song song

Sóng hấp dẫn có thể hé lộ sự tồn tại của vũ trụ song song

Sự tồn tại của các chiều không gian mới bên ngoài vũ trụ 3 chiều vẫn luôn là câu hỏi lớn đối với các nhà vật lý. Sóng hấp dẫn có thể là chìa khóa để quan sát tác động của các chiều không gian kỳ dị.

Đăng ngày: 09/05/2017
Những điều bạn chưa biết về vận tốc ánh sáng

Những điều bạn chưa biết về vận tốc ánh sáng

Ánh sáng chuyển động với một vận tốc gần 300.000 km/giây (khoảng 1 tỉ km trên giờ). Chỉ cần cho quá một giây là nó đã đến được mặt trăng và khoảng 8 phút là đến được Mặt Trời.

Đăng ngày: 09/05/2017
Năng lượng tối là gì?

Năng lượng tối là gì?

Năng lượng tối được cho là chiếm 68% vũ trụ, trong khi vật chất tối chiếm khoảng 27%. Phần còn lại bao gồm tất cả những gì trên Trái đất, tất cả những gì chúng ta có thể quan sát được, chiếm chưa đầy 5% của vũ trụ.

Đăng ngày: 09/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News