Tín hiệu ngoài hành tinh liên tục dội xuống Trái Đất mỗi giây

Các chớp sóng vô tuyến tiếp tục trở thành đề tài gây tranh cãi cho các nhà khoa học, với những câu hỏi xoay quanh nguồn gốc của chúng.

Tín hiệu ngoài hành tinh liên tục dội xuống Trái Đất mỗi giây
Một giả thuyết cho rằng sao từ với từ trường cực mạnh là nguồn phát FRB. (Ảnh: NASA.)

Từ khi được phát hiện lần đầu tiên năm 2001, chớp sóng vô tuyến (FRB) đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Các nhà thiên văn tìm thấy thêm hàng chục tín hiệu FRB trong vài năm qua và thậm chí đưa ra nhiều suy đoán về nơi chúng bắt nguồn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra những tín hiệu này vẫn là điều bí ẩn. Một nhóm nhà khoa học ước tính các chớp sóng bắn ra mỗi giây xuyên khắp vũ trụ, theo International Business Times.

Phần lớn nguồn phát FRB chỉ được phát hiện một lần do các chớp sóng mạnh kéo dài vài mili giây. Một chớp sóng đặc biệt ký hiệu FRB 121102 đã nháy thêm 34 lần từ khi được ghi nhận lần đầu tiên năm 2002. Nhờ đó, các nhà thiên văn có thể xác định vị trí của chớp sóng vô tuyến đến từ một thiên hà ở cách chúng ta ba tỷ năm ánh sáng.

Trong nghiên cứu công bố hôm qua trên tạp chí Astrophysical Journal Letters, hai nhà thiên văn học ở Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonia (CfA) ước tính FRB phát ra ở tốc độ khá nhanh. “Nếu chúng tôi đúng về tốc độ nhanh của FRB, bạn có thể tưởng tượng bầu trời tràn ngập chớp sáng giống như thợ săn ảnh tranh thủ chụp hình người nổi tiếng. Thay vì ánh sáng chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, những chớp sáng này xuất hiện dưới dạng sóng vô tuyến”, said Anastasia Fialkov ở CfA, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nghiên cứu của nhóm Fialkov chỉ ra FRB không hiếm gặp như suy đoán trước đây. “Trong thời gian bạn uống một tách cà phê, hàng trăm tín hiệu FRB đã phát ra từ nơi nào đó trong vũ trụ”, Avi Loeb, đồng tác giả nghiên cứu nói. “Nếu có thể tìm hiểu một phần nhỏ trong số đó, chúng ta sẽ có thể khám phá nguồn gốc của chúng”.

FRB giống như những chớp sáng cực mạnh có thể quan sát qua khoảng cách lớn. Nó cho phép chúng tôi nghiên cứu thuở bình minh của vũ trụ theo cách mới”, Fialkov nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Định cư trên

Định cư trên "Cung Trăng" sẽ không còn là giấc mơ xa vời

Câu chuyện nghe như khoa học giả tưởng này đang là mục tiêu của dự án

Đăng ngày: 23/09/2017
Phát hiện ra một cặp tiểu hành tinh có thế tiết lộ “bí mật” về Hệ Mặt trời

Phát hiện ra một cặp tiểu hành tinh có thế tiết lộ “bí mật” về Hệ Mặt trời

Các nhà khoa học đã phát hiện các đặc điểm giống sao chổi mà cặp tiểu hành tinh đôi này thể hiện, gồm có một quầng sáng của vật chất và một cái đuôi bụi dài.

Đăng ngày: 23/09/2017
Lịch sử hình thành Mặt trăng

Lịch sử hình thành Mặt trăng

Sau khi Mặt Trời bắt đầu tỏa sáng, các hành tinh của hệ Mặt Trời bắt đầu hình thành. Nhưng phải mất thêm khoảng hàng trăm triệu năm sau thì Mặt trăng của Trái Đất mới xuất hiện.

Đăng ngày: 23/09/2017
Những điều bạn nên biết về Nibiru – Hành tinh X

Những điều bạn nên biết về Nibiru – Hành tinh X

Trong hơn 1 thế kỷ qua, giới thiên văn luôn nghi ngờ rằng có một thiên thể khổng lồ nào đó đang lẩn khuất ở rìa hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 23/09/2017
Làm cách nào để biết chúng ta đang sống trong

Làm cách nào để biết chúng ta đang sống trong "đa vũ trụ"?

Đa vũ trụ là một giả thuyết đã được các nhà khoa học đặt ra từ lâu, tuy nhiên để chứng minh được điều đó là thật lại không hề đơn giản.

Đăng ngày: 21/09/2017
So sánh lực hấp dẫn của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

So sánh lực hấp dẫn của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Hiểu được những con số này cho phép chúng ta chuẩn bị kỹ càng cho những chuyến du hành vũ trụ, đặc biệt là sứ mệnh đi vào không gian sâu và đổ bộ hành tinh.

Đăng ngày: 21/09/2017
Thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nóng tới 2.300 độ C

Thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nóng tới 2.300 độ C

Theo Sputnik, cách đây 37 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ có đường kính 5km từng đâm xuống Trái đất, tại khu vực thuộc Canada ngày nay, tạo ra miệng hố rộng tới 28km.

Đăng ngày: 20/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News