Tin xấu về "tín hiệu ngoài hành tinh" từ nơi cách Trái đất 4,2 năm ánh sáng

Các nhà khoa học vừa đưa ra câu trả lời cuối cùng về tín hiệu từng khuấy động giới thiên văn vào năm 2019 từ hệ sao Proxima Centauri, nơi sở hữu một hành tinh được cho là có sự sống.

Theo Space, đó là tín hiệu mang tên "BLC1", một tín hiệu băng thông hẹp gần 982 MHz, phát hiện bởi dự án Breakthrough Listen thực hiện trên kính viễn vọng vô tuyến Parkes "Murriyang" của CISRO (Úc). BLC1 từng được cho là phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật của một nền văn minh ngoài hành tinh.

Tin xấu về tín hiệu ngoài hành tinh từ nơi cách Trái đất 4,2 năm ánh sáng
Ảnh đồ họa mô tả Proxima Centauri với một ngôi sao mẹ và một hành tinh có thể rất giống Trái đất - (Ảnh: Lorenzo Santinelli)

Tuy nhiên vừa qua nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Yuri Milner, người sáng lập dự án Breakthrough Listen, đã phân tích kỹ lưỡng hơn tín hiệu và tuyên bố rằng đó chắc chắn không phải tín hiệu từ người ngoài hành tinh như chúng ta mong đợi.

"Ngã ngửa" hơn, bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy thậm chí khẳng định tín hiệu mọi người trông chờ này đến từ chính người Trái đất, vô tình làm nhiễu hệ thống quan sát.

Đó cũng là lý do tín hiệu dường như chỉ tồn tại trong khoảng không từ Trái đất đến Proxima Centauri và biến mất khi kính thiên văn hướng ra vùng không gian xa hơn Proxima Centauri. Đối chiếu thêm nhiều dữ liệu, khả năng đó chỉ là sự nhiễu sóng do công nghệ của con người được xác lập. Họ thậm chí tìm thêm được hàng chục trường hợp nhiễu sóng vô tuyến có hình thái thương tự.

Tuy nhiên, theo Sci-News, đó cũng không phải lý do để các nhà thiên văn từ bỏ Proxima Centauri. Hệ sao này từng được phát hiện có một hành tinh mang tên Proxima Centauri b quay quanh sao mẹ, có thể có khí hậu ôn đới và các điều kiện sống tương tự Trái đất.

Với khoảng cách chỉ 4,2 năm ánh sáng, khả năng nghiên cứu để tìm bằng chứng trực tiếp về sự sống là trong tầm với của các dự án đang được các cơ quan vũ trụ khắp thế giới đầu tư, ví dụ kính viễn vọng James Webb sắp ra mắt của NASA.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng không gian Spitzer chụp được ảnh tinh vân trông như quái vật Godzilla

Kính viễn vọng không gian Spitzer chụp được ảnh tinh vân trông như quái vật Godzilla

Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA gửi về Trái Đất một bức ảnh tuyệt đẹp chụp đám mây khí bụi cách xa hàng nghìn năm ánh sáng.

Đăng ngày: 29/10/2021
Phát hiện kho vàng - bạch kim vô tận: Cặp

Phát hiện kho vàng - bạch kim vô tận: Cặp "quái vật vũ trụ" đáng sợ

Theo Phys.org, từ lâu có 2 giả thuyết được ủng hộ nhất về thứ tạo ra vàng và bạch kim: một là vụ hợp nhất của 2 sao neutron, hai là sự hợp nhất giữa một sao neutron và một lỗ đen.

Đăng ngày: 28/10/2021
Lần đầu phát hiện hành tinh ngoài thiên hà,

Lần đầu phát hiện hành tinh ngoài thiên hà, "con" của 2 thứ khủng khiếp nhất vũ trụ

Hành tinh lạ lùng nằm cách chúng ta 28 triệu năm ánh sáng, thuộc thiên hà xoắn ốc M51.

Đăng ngày: 28/10/2021
Du hành vũ trụ khiến con người tăng chiều cao?

Du hành vũ trụ khiến con người tăng chiều cao?

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng các phi hành gia có thể tăng chiều cao khoảng 7 cm trong không gian.

Đăng ngày: 27/10/2021
Siêu tên lửa khủng nhất thế giới của Mỹ khiến Bắc Kinh

Siêu tên lửa khủng nhất thế giới của Mỹ khiến Bắc Kinh "đỏ mắt" ghen tị: Lập nên lịch sử!

SLS là tên lửa vũ trụ mạnh nhất trong lịch sử nhân loại - phá ngôi vị đứng đầu của Saturn V.

Đăng ngày: 27/10/2021
Blue Origin sẽ xây trạm vũ trụ thương mại trong thời gian sắp tới

Blue Origin sẽ xây trạm vũ trụ thương mại trong thời gian sắp tới

Blue Origin, Boeing, Sierra Space và các đối tác khác hôm 25/10 thông báo kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ thương mại tên Orbital Reef, dự kiến hoạt động cuối thập kỷ.

Đăng ngày: 27/10/2021
Người 100kg chỉ còn 38kg khi ở sao Hỏa, liệu có đúng?

Người 100kg chỉ còn 38kg khi ở sao Hỏa, liệu có đúng?

rong các tác phẩm viễn tưởng như phim ảnh, truyện, chi tiết con người có thể nhảy cao hơn, xa hơn khi ở Mặt trăng, sao Hỏa với lý do mọi thứ ở đó nhẹ hơn Trái đất, điều này có đúng không?

Đăng ngày: 26/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News