Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

Nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho thấy ở môi trường không trọng lực tinh trùng người giảm sức sống và khả năng di chuyển.

Các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Acta Astronautica hồi tháng 10 nhằm lý giải khả năng sinh sản của con người trong tương lai trên vũ trụ. Để điều tra tác động lên tinh trùng người, nhóm nghiên cứu đã quyết định đưa nó vào môi trường không trọng lực bằng cách sử dụng chuyến bay parabol.

Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực
Chuyến bay parabol mô phỏng được tình trạng vi trọng lực. (Ảnh: Karlos Garciapons/Shutterstock).

Có 15 tình nguyện viên đã được lựa chọn với tinh trùng phù hợp, thực hiện phân tích trước chuyến bay. Các mẫu tinh trùng được chia thành hai nhóm, một là trải nghiệm môi trường không trọng lực và nhóm còn lại ở trên mặt đất để làm đối chứng. Sau chuyến bay, các mẫu tinh trùng được đưa trở lại phòng thí nghiệm để phân tích.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy việc tiếp xúc với những thay đổi trọng tải trọng lực trong thời gian ngắn bao gồm cả trạng thái không trọng lực, khi được duy trì trong một chuyến bay parabol làm giảm đáng kể khả năng di chuyển và sức sống trong các mẫu tinh trùng tươi. Họ cho rằng điều này có thể có tầm quan trọng rất lớn đối với bất kỳ nhiệm vụ định cư lâu dài nào của con người trong không gian.

Theo các nhà khoa học, trong tương lai, nếu con người ở trong không gian thời gian dài với việc tiếp xúc với các đỉnh không trọng lực và siêu trọng lực khác nhau, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, thì việc sinh sản có thể là một vấn đề cần được giải quyết.

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu chưa chỉ ra được cơ chế làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và các thí nghiệm chỉ liên quan đến vài giây không trọng lực. "Những tác động của việc tiếp xúc kéo dài hơn có thể là gì cũng cần được làm rõ", theo nhóm nghiên cứu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Hàng trăm vệ tinh hết hạn sử dụng rơi xuyên qua khí quyển Trái Đất mỗi năm, và con số này đang tăng chóng mặt.

Đăng ngày: 25/11/2024
Nhân loại lần đầu ghi lại khoảnh khắc cuối đời của một ngôi sao khổng lồ

Nhân loại lần đầu ghi lại khoảnh khắc cuối đời của một ngôi sao khổng lồ

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chụp được hình ảnh cận cảnh một ngôi sao khổng lồ nằm bên ngoài ngân hà bằng Kính thiên văn rất lớn (VLT) của Đài quan sát Nam Âu có trụ sở tại Chile.

Đăng ngày: 25/11/2024
Trung Quốc thử nghiệm thành công khoang tàu vũ trụ bơm phồng

Trung Quốc thử nghiệm thành công khoang tàu vũ trụ bơm phồng

Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc hôm 21/11 thông báo, khoang tàu vũ trụ bơm phồng mà vệ tinh Shijian-19 mang theo đã vượt qua thử nghiệm quỹ đạo.

Đăng ngày: 25/11/2024
Sao Mộc có bao nhiêu mặt trăng?

Sao Mộc có bao nhiêu mặt trăng?

Sao Mộc, hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt Trời, nổi bật với một hệ thống mặt trăng vô cùng phong phú và đa dạng.

Đăng ngày: 23/11/2024
Hình ảnh hé lộ cách Starship đưa phi hành gia tới Mặt trăng

Hình ảnh hé lộ cách Starship đưa phi hành gia tới Mặt trăng

SpaceX và NASA công bố loạt hình ảnh mô phỏng cách hệ thống phóng Starship đưa phi hành gia của chương trình Artemis đáp xuống bề mặt Mặt Trăng.

Đăng ngày: 23/11/2024
Lộ diện hành tinh trẻ tuổi nhất, thách thức hiểu biết của nhân loại

Lộ diện hành tinh trẻ tuổi nhất, thách thức hiểu biết của nhân loại

IRAS 04125+2902b được mô tả là "một bước ngoặt đáng ngạc nhiên, thách thức sự hiểu biết hiện tại về cách các hành tinh hình thành".

Đăng ngày: 23/11/2024
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Các quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.

Đăng ngày: 23/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News