Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cảnh báo một đại dịch mới bắt nguồn từ động vật xuất hiện

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) kêu gọi một hành động toàn cầu khẩn cấp để giải quyết những vấn đề mà tổ chức này xác định là nguyên nhân cốt lõi có thể gây ra một đại dịch bắt nguồn từ động vật trong tương lai.

Trong một báo cáo mới phát hành có tiêu đề “Covid-19: lời kêu gọi khẩn cấp bảo vệ con người và thiên nhiên”, WWF xác định rằng ,những yêu tố môi trường thúc đẩy sự xuất hiện các bệnh dịch bắt nguồn từ động vật bao gồm: buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã có nguy cơ cao, thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến rừng bị phá và đất bị biến đổi, mở rộng nông nghiệp, thâm canh không bền vững và chăn nuôi.

Rất nhiều nhà khoa học và các nhà lãnh đạo tầm cỡ trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã cảnh báo về nguy cơ của một đại dịch toàn cầu. WEF xếp các đại dịch và các bệnh truyền nhiễm là những mối nguy cơ lớn nhất trên toàn cầu trong một thập kỷ vừa qua, gây ra “một mối đe doạ khẩn cấp đối với cuộc sống của con người”.

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cảnh báo một đại dịch mới bắt nguồn từ động vật xuất hiện
WWW cảnh báo một đại dịch mới xuất hiện nếu như con người không có hành động kịp thời. (Nguồn: BBC).

Marco Lambertini - Tổng Giám đốc của WWF Quốc tế phát biểu: “Chúng ta cần phải khẩn trương thừa nhận sự liên quan giữa tàn phá thiên nhiên và sức khoẻ của loài người, nếu không chúng ta sẽ sớm trải qua một đại dịch tiếp theo. Chúng ta phải chấm dứt buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã, ngăn chặn mất rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, cũng như sản xuất thực phẩm phải bền vững. Tất cả những hành động này sẽ giúp ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập con người, đồng thời giải quyết những nguy cơ toàn cầu đối với xã hội của chúng ta, như mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Không còn gì để tranh cãi, minh chứng khoa học đã rõ ràng, chúng ta cần dựa vào thiên nhiên chứ không chống lại thiên nhiên. Khai thác thiên nhiên không bền vững đã trở thành một mối nguy cơ lớn đối với tất cả chúng ta”.

Nguồn gốc của Covid-19 vẫn còn là những câu hỏi bỏ ngỏ nhưng các bằng chứng sẵn có đều cho thấy, đây là một loại bệnh bắt nguồn từ động vật, có nghĩa là xuất phát từ động vật hoang dã và lây truyền sang con người. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một lệnh cấm toàn diện đối với việc tiêu thụ động vật hoang dã vào 24/2 vừa qua.

WWF hoàn toàn ủng hộ lệnh cấm này và hiện nay Quốc hội Trung Quốc đang hỗ trợ việc sửa đổi luật hiện hành về bảo vệ động vật hoang dã. Nếu được thực thi đầy đủ, Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã của Trung Quốc sẽ là một trong những bộ luật mạnh mẽ và nghiêm ngặt nhất thế giới. Các chính phủ khác cần có những hành động mạnh mẽ tương tự và đóng cửa các thị trường động vật hoang dã có nguy cơ cao, chấm dứt hoàn toàn nạn buôn bán này.

Tuy nhiên, giải quyết vấn đề buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã có nguy cơ cao một cách riêng lẻ không thể ngăn chặn đại dịch tiếp theo – hệ thống sản xuất thực phẩm không bền vững trên toàn cầu của chúng ta đang lấy đi những không gian tự nhiên ở quy mô lớn, các hệ sinh thái tự nhiên bị phân mảnh và gia tăng các tương tác giữa động vật hoang dã, động vật nuôi và con người.

Từ năm 1990, khoảng 178 triệu ha rừng đã bị chặt phá, tương đương với diện tích của Libya, quốc gia có diện tích lớn thứ 18 trên thế giới. Hàng năm, khoảng 10 triệu ha rừng vẫn tiếp tục bị mất đi do chuyển đổi đất nông nghiệp và cho các mục đích sử dụng đất khác. Một thảm kịch cũng đang diễn ra tại Brazil khi một làn sóng phá rừng ngày càng dâng cao do chính phủ liên bang cắt giảm việc thực thi pháp luật. Sự cắt giảm này xảy ra sau khi tỷ lệ phá rừng trong tháng 4 tăng 64% so với 2 năm trước.

Khủng hoảng Covid-19 cho thấy rằng cần có những thay đổi có tính hệ thống để giải quyết những nguyên nhân môi trường khiến đại dịch xảy ra. WWF ủng hộ cách tiếp cận “Một sức khoẻ” trong đó nhấn mạnh mối liên kết giữa sức khoẻ con người, động vật và môi trường chung cho cả hai và muốn cách tiếp cận này được cân nhắc trong các quyết định về động vật hoang dã và thay đổi mục đích sử dụng đất, trong tất cả các quyết định kinh doanh và hoạt động tài chính, đặc biệt khi liên quan tới vấn đề sức khoẻ toàn cầu.

Ông Lambertini tiếp lời: “Trong thảm kịch, chúng ta nhận thấy một cơ hội để hàn gắn mối quan hệ của chúng ta và thiên nhiên và giảm thiểu rủi ro về các đại dịch trong tương lai. Nhưng một tương lai tốt đẹp phải bắt đầu từ những quyết định của các chính phủ, doanh nghiệp và người dân ngay từ hôm nay. Các nhà lãnh đạo toàn cầu phải hành động khẩn cấp để thay đổi mối quan hệ của chúng ta với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần một Thoả thuận mới về Thiên nhiên và Con người trong đó đặt mục tiêu phục hồi thiên nhiên vào năm 2030 và đảm bảo sức khoẻ cũng như sinh kế của con người trong dài hạn”.

WWF nhấn mạnh Hội nghị Thượng đỉnh Đa dạng Sinh học của Liên hợp quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2020 là một thời điểm quan trọng để các nhà lãnh đạo trên thế giới thúc đẩy hành động về thiên nhiên, đưa ra các quyết định quan trọng về môi trường, khí hậu và phát triển ngay bây giờ để thực hiện trong năm 2021. Chúng ta không thể đánh mất cơ hội sống còn này để thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên và đảm bảo một tương lai bền vững cho con người và hành tinh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Năm 1954, ca ghép thận và cũng là ca ghép tạng đầu tiên thành công tại một bệnh viện ở Boston. Năm 1963, ca ghép phổi đầu tiên ở người được thực hiện tại Đại học Mississippi.

Đăng ngày: 20/06/2020
Người phụ nữ mắc căn bệnh đau đớn nhất thế giới

Người phụ nữ mắc căn bệnh đau đớn nhất thế giới

Kayla Hansen mắc căn bệnh mà nỗi đau của nó mang lại hơn cả khi sinh con, gãy xương hay hóa trị ung thư.

Đăng ngày: 20/06/2020
BMI và tỉ lệ mỡ: Chỉ có một trong 2 chỉ số này thực sự quan trọng

BMI và tỉ lệ mỡ: Chỉ có một trong 2 chỉ số này thực sự quan trọng

Cả hai chỉ số BMI và tỉ lệ mỡ trong cơ thể đều được sử dụng để đo xem cơ thể bạn có khỏe mạnh hay không.

Đăng ngày: 19/06/2020
ADN và gene trong di truyền học

ADN và gene trong di truyền học

Hiện tại, con người chỉ biết được 1,2% ADN của giống loài mình, nghĩa là còn tới 98,8% chưa được biết tới.

Đăng ngày: 19/06/2020
Bất ngờ những món ăn làm tăng hoặc giảm các loại đột quỵ

Bất ngờ những món ăn làm tăng hoặc giảm các loại đột quỵ

Nghiên cứu quy mô lớn của anh phát hiện ra rằng gu ăn uống của mỗi người sẽ liên quan đến những loại đột quỵ khác nhau.

Đăng ngày: 19/06/2020
Ruột thừa có lợi hay hại? Triệu chứng và cách xử lý khi bị viêm ruột thừa

Ruột thừa có lợi hay hại? Triệu chứng và cách xử lý khi bị viêm ruột thừa

Trước đây người ta cho rằng ruột thừa vô tác dụng và cần phải loại bỏ trước khi nó bị viêm, gây bệnh viêm ruột thừa.

Đăng ngày: 19/06/2020
Nhà vệ sinh có thể lây lan bệnh Legionnaires

Nhà vệ sinh có thể lây lan bệnh Legionnaires

Căn bệnh Legionnaires có khả năng lây lan khi bạn xả bồn cầu, phát tán những “chùm” nước ô nhiễm vô hình vào không khí.

Đăng ngày: 18/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News