Tổ hợp nhà máy điện lớn nhất thế giới ở Mỹ

Tổ hợp 18 nhà máy điện ở The Geysers, California, đáp ứng hơn 50% nhu cầu điện địa nhiệt của toàn bang.

Một khối cầu magma chứa đầy silica dịch chuyển qua vỏ Trái đất bên dưới vùng Coast Range ở phía bắc bang California cách đây khoảng 1,3 triệu năm. Ngày nay, khối magma đó vẫn nóng rực, và khu vực rộng 120km2 phía trên được gọi là The Geysers, theo Sci Tech Daily. Đây là cánh đồng địa nhiệt sản xuất điện lớn nhất thế giới. Nằm cách Geyserville 13km về phía đông bắc, khu vực này là nơi tọa lạc 18 nhà máy điện sử dụng hơi nước để chạy turbine sản xuất điện. Phần mái màu trắng của một số nhà máy điện có thể nhìn thấy trong bức ảnh vệ tinh màu tự nhiên chụp bằng máy ảnh Operational Land Imager (OLI) trên vệ tinh Landsat 8 vào ngày 10/1/2022.

Tổ hợp nhà máy điện lớn nhất thế giới ở Mỹ
Nhà máy điện địa nhiệt ở The Geysers. (Ảnh: Pinterest).

Turbine hơi nước trong khu vực có thể sản xuất 725 megawatt điện, đủ để cung cấp cho thành phố lớn cỡ San Francisco. Các nhà máy điện ở The Geysers thường đáp ứng nhu cầu điện của các quận Sonoma, Lake, và Mendocino, cũng như một phần quận Marin và Napa. Tính đến năm 2018, turbine ở Geysers sản xuất 50% lượng điện địa nhiệt ở California.

Năng lượng nhiệt điện được sản xuất bằng cách khai thác nhiệt trong lòng Trái đất thông qua hơi nước tự nhiên hoặc nước nóng. Đây là nguồn năng lượng tái tạo đáng tin cậy và luôn sẵn có. Ba yếu tố cần thiết để sản xuất năng lượng địa nhiệt gồm: magma gần mặt đất, đá nứt hoặc dễ thẩm thấu, và chất lỏng có thể lưu thông qua đá nóng. Ở The Geysers, khối magma nhô lên cách đây hơn một triệu năm chỉ cách mặt đất một kilomet. Những phần nằm ở sâu hơn dưới 2,5 km có thể đạt nhiệt độ 400 độ C.

Trong khi phần lớn nhà máy nhiệt điện khai thác hồ chứa nước, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, hệ thống The Geysers là một trong hai hệ thống sử dụng hơi nước trên thế giới, có nghĩa khối magma sinh ra hơi nước trực tiếp, có thể khai thác hiệu quả hơn để sản xuất điện.

Một máy phát điện động cơ hơi nước nhỏ được dùng lần đầu tiên để sản xuất điện ở đây vào thập niên 1920 và giếng địa nhiệt hiện đại đầu tiên được khoan vào năm 1955. Trong vài thập kỷ tiếp theo, nhiều nhà khai thác khoan và phát triển nhà máy địa nhiệt, đưa The Geysers tới sản lượng tối đa vào năm 1987. Tại thời điểm đó, có 21 nhà máy điện trong khu vực với tổng công suất hơn 2.000 megawatt.

Tới giữa thập niên 1990, những nhà vận hành nhà máy chuyển sang hệ thống địa nhiệt tăng cường (EGS) để duy trì sản xuất điện và kéo dài vòng đời của cánh đồng. Nước được bơm ở áp suất cao để mở lại các vết nứt tự nhiên trên đá, cho phép nước nóng hoặc hơi nước chảy vào giếng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?

Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Đăng ngày: 24/08/2022
Trung Quốc xây

Trung Quốc xây "trường thành thiên văn" đón cầu lửa vũ trụ

Một hệ thống kính thiên văn khổng lồ xếp thành vòng tròn, chu vi hơn 3,14 km đang được xây dựng trên cao nguyên ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 24/08/2022

"Nhà máy" tạo ra 30 triệu con muỗi mỗi tuần, được Bill Gates khen ngợi

Tại " nhà máy" này, muỗi được nuôi dưỡng, cho ăn và ở trong những điều kiện lý tưởng để chúng phát triển và sinh sản.

Đăng ngày: 24/08/2022
Lò phản ứng nhiệt hạch nóng gần một tỷ độ C

Lò phản ứng nhiệt hạch nóng gần một tỷ độ C

Lò phản ứng nhiệt hạch sử dụng nhiên liệu hydro – boron mới của công ty TAE Technologies sẽ đạt nhiệt độ gần một tỷ độ C sau khi hoàn thành.

Đăng ngày: 16/08/2022
Bên trong lò phản ứng nhiệt hạch lớn nhất thế giới

Bên trong lò phản ứng nhiệt hạch lớn nhất thế giới

ITER, lò phản ứng trị giá 20 tỷ USD sắp hoàn thành ở miền nam nước Pháp có thể biến giấc mơ khai thác phản ứng ở lõi các ngôi sao của con người thành hiện thực.

Đăng ngày: 11/08/2022
Dự án xây dựng kính viễn vọng mạnh nhất thế giới

Dự án xây dựng kính viễn vọng mạnh nhất thế giới

Kính viễn vọng Magellan khổng lồ đang được xây dựng ở Chile khi hoàn thành sẽ cung cấp các quan sát có độ phân giải gấp 4 lần James Webb.

Đăng ngày: 10/08/2022
Hệ thống

Hệ thống "pin nước" khổng lồ dưới chân núi Alps

Thụy Sĩ vừa công bố công trình năng lượng tái tạo mới nhất: hệ thống pin nước khổng lồ.

Đăng ngày: 06/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News