Tờ nylon bọc thức ăn này có thể phân hủy nhanh hơn bình thường gấp cả trăm lần

Có thể nói Trái đất đang trong cuộc khủng hoảng rác thải, khi đa số các quốc gia đều rơi vào tình trạng quá tải rác - đặc biệt là rác nhựa. Mỗi năm, con người thải ra hàng triệu tấn rác nhựa, và rất nhiều trong số đó tràn ra các đại dương.

Có rất nhiều vấn đề liên quan đến rác thải nhựa. Nổi bật nhất là số rác nhựa dùng một lần thì ngày một tăng lên, và chúng lại cần đến hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm để có thể phân hủy. Nhưng quan trọng nhất là đời sống con người đã trở nên quá phụ thuộc vào nhựa - như trường hợp của cốc nhựa và màng nylon bọc thực phẩm chẳng hạn.

Dù vậy, chúng ta vẫn có hy vọng. Và câu trả lời chính là thứ này.

Tờ nylon bọc thức ăn này có thể phân hủy nhanh hơn bình thường gấp cả trăm lần
Màng bọc này được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu hữu cơ.

Nhìn giống một tờ nylon bình thường đúng không? Nhưng đó lại là sản phẩm của Viện công nghệ Georgia (Mỹ). Họ đã tạo ra một sản phẩm màng bọc thực phẩm mới, thay thế cho loại truyền thống bằng nhựa và nylon bình thường.

Điểm ưu việt của loại màng bọc này là nó được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu hữu cơ - mà cụ thể là chitin (hay kitin) - thành phần chính trong vỏ của các loài giáp xác; và sợi cellulose trong gỗ. Họ sẽ xịt các thành phần này lên một lớp acid polylactic (PLA), vốn cũng được sản xuất từ ngô và sắn.

Cấu tạo hoàn toàn từ các thành phần hữu cơ nên dĩ nhiên là loại màng bọc này có tốc độ phân hủy nhanh hơn nylon truyền thống rất nhiều.

Về chức năng, nhóm nghiên cứu cho biết sản phẩm của họ không chỉ có hiệu quả tương đương với nylon, mà một số chức năng còn tỏ ra ưu việt hơn.

"Chúng tôi so sánh nó với chất liệu nhựa PET (polyethylene terephthalate) - loại nhựa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay" - J. Carson Meredith, tác giả nghiên cứu cho biết.

"Chất liệu của chúng tôi cho lượng oxy thẩm thấu qua màng thấp hơn 67% so với PET, có nghĩa rằng nó có thể giúp thức ăn tươi lâu hơn".

Theo giáo sư Meredith, ông và các cộng sự đã nghiên cứu chất liệu chitin của cua trong một dự án khác, và nhận ra nó có tiềm năng phát triển thành một loại màng bọc thực phẩm.

Tờ nylon bọc thức ăn này có thể phân hủy nhanh hơn bình thường gấp cả trăm lần
Chitin - hay kitin là thành phần chính có trong vỏ cua.

"Chúng tôi nhận thấy các sợi chitin nano có điện tích dương, trong khi tinh thể cellulose có điện tích âm. Nếu kết hợp, chúng có thể trở thành một lớp phủ rất chặt chẽ lên bất kỳ thứ gì" - Meredith chia sẻ.

"Các phân tử khí rất khó có thể xuyên qua cấu trúc tinh thể, vì chúng sẽ phải phá hủy cấu trúc đó" - Meredith giải thích. "Các sản phẩm nhựa thông thường như PET vốn có cấu trúc phi tinh thể, nên các phân tử khí cỡ nhỏ sẽ lọt qua mà không mấy khó khăn".

Dù vậy, đây vẫn là một sản phẩm chưa được hoàn thiện. Meredith cho biết nó vẫn để hơi nước lọt qua, nên chưa thể công bố rộng rãi được.

Nhưng họ đang nhanh chóng cải tiến nó, nhằm cung cấp cho thị trường một giải pháp an toàn và thân thiện với môi trường hơn so với màng bọc bằng nylon truyền thống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị giúp phái nữ không còn cảm thấy đau khi đến ngày “đèn đỏ”

Thiết bị giúp phái nữ không còn cảm thấy đau khi đến ngày “đèn đỏ”

Livia là tên của thiết bị tuyệt vời vừa được nhắc đến ở trên đây. Khá ngạc nhiên khi sản phẩm phẩm mang đến giải pháp cho vấn đề hàng đầu của “một nửa thế giới”, lại có thể bỏ vừa vặn trong túi quần.

Đăng ngày: 27/07/2018
Công nghệ quét mống mắt có thể phân biệt được mắt người sống và người chết

Công nghệ quét mống mắt có thể phân biệt được mắt người sống và người chết

Trong phim ảnh, không ít lần ta thấy kẻ ác lấy mắt người đã chết để qua mặt được máy quét mống mắt. Công nghệ từ phim ảnh ít nhiều phải dựa trên cuộc sống thực tế chứ nhỉ?

Đăng ngày: 27/07/2018
Chiêm ngưỡng súng trường tấn công “Rắn hai đầu” siêu độc đáo, siêu đắt đỏ

Chiêm ngưỡng súng trường tấn công “Rắn hai đầu” siêu độc đáo, siêu đắt đỏ

Thời gian cho mỗi phát bắn có thể kéo dài tới một vài giây – bao gồm cả thời gian nạp đạn và hiệu chỉnh đường ngắm sau phát đạn đầu tiên.

Đăng ngày: 25/07/2018
“Khó tin” chiếc xe đạp không dùng xích - bước đột phá của khoa học thế giới

“Khó tin” chiếc xe đạp không dùng xích - bước đột phá của khoa học thế giới

Hãy cùng khám phá xem vì sao một chiếc xe đạp không dùng xích lại không những có thể di chuyển, mà còn giúp chúng ta đi nhanh hơn, xa hơn và lại tốn ít sức lực hơn so với thiết kế truyền thống!

Đăng ngày: 25/07/2018
Giường ngủ di động bằng bìa các-tông quả là cứu tinh khi gặp

Giường ngủ di động bằng bìa các-tông quả là cứu tinh khi gặp "delay" tại sân bay

Portable Room được thiết kế để phù hợp với đủ kiểu chiều cao, cân nặng của hành khách. Chưa kể có cả ngăn an toàn để cất hành lý.

Đăng ngày: 24/07/2018
Hai năm nữa, mưa sao băng nhân tạo sẽ tỏa sáng trên bầu trời Nhật Bản

Hai năm nữa, mưa sao băng nhân tạo sẽ tỏa sáng trên bầu trời Nhật Bản

Hiện nay, hai vệ tinh của startup mang tên ALE đang trong những giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng. Vệ tinh đầu tiên sẽ bay vào không gian tháng 3 năm 2019.

Đăng ngày: 23/07/2018
Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Loại vật liệu này bao gồm các phân tử nhạy sáng được sử dụng để thay đổi cấu trúc bên trong của vật liệu.

Đăng ngày: 23/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News