Tốc độ gió nhanh nhất từng được ghi nhận là bao nhiêu?

Để trả lời câu hỏi "Tốc độ gió nhanh nhất từng được ghi nhận là bao nhiêu?", hãy cùng tìm hiểu những kỷ lục thú vị và đáng nhớ nhất.

Năm 1934, tại Đài quan sát Núi Washington ở New Hampshire, một trận gió mạnh đã được ghi nhận với vận tốc lên đến 231 dặm/giờ (372 km/giờ).

Đây là kỷ lục tốc độ gió mạnh nhất trên Trái đất cho đến năm 1996, khi một cơn bão nhiệt đới quét qua Đảo Barrow, Australia. Ngày 10/4/1996, một máy đo gió tại đây ghi nhận sức gió giật tự nhiên lên đến 253 dặm/giờ (407km/giờ), đây hiện là kỷ lục được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công nhận.

Tốc độ gió nhanh nhất từng được ghi nhận là bao nhiêu?
Bão Irma tấn công Miami, Florida, Mỹ với sức gió mạnh hơn 100 dặm/giờ (161 km/giờ), nhưng không lập kỷ lục về tốc độ gió nhanh nhất. (Nguồn: Getty Images).

Để xác thực, dữ liệu này đã được kiểm tra suốt hơn một thập kỷ, vì địa điểm thuộc sở hữu tư nhân và thiết bị cần kiểm chứng kỹ lưỡng.

Khi vượt ra ngoài Trái đất, tốc độ gió ở sao Hải Vương có thể đạt tới 1.100 dặm/giờ (1.770 km/giờ), nhanh hơn 1,5 lần tốc độ âm thanh. Đây là những luồng gió siêu thanh mạnh nhất từng được NASA quan sát trong Hệ Mặt trời.

Ngoài ra, con người cũng tạo ra những tốc độ gió ấn tượng trong phòng thí nghiệm. Tại Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA, một đường hầm gió siêu thanh có thể tạo ra tốc độ lên tới Mach 3,5, tức khoảng 2.685 dặm/giờ (4.321 km/giờ). Những luồng gió này được sử dụng để nghiên cứu các điều kiện khắc nghiệt cho máy bay và tàu vũ trụ.

WMO chỉ công nhận các kỷ lục tốc độ gió đo bằng thiết bị vật lý, như máy đo gió, vì đây là các phép đo trực tiếp và có độ chính xác cao. Các thiết bị Doppler radar có thể ước tính tốc độ gió từ xa dựa trên sóng radar phản hồi từ giọt mưa, nhưng những số liệu này không được WMO công nhận do là ước tính gián tiếp.

Năm 1999, tốc độ gió lốc xoáy mạnh nhất được ghi nhận tại Bridge Creek, Oklahoma, với vận tốc lên tới 302 dặm/giờ (486 km/giờ) nhờ thiết bị "Doppler on Wheels" – một radar gắn trên xe tải chuyên theo dõi và lập bản đồ lốc xoáy từ xa.

Gần đây, vào tháng 5, một cơn lốc xoáy khác ở Greenfield, Iowa, cũng đạt tốc độ từ 309 đến 318 dặm/giờ (497 đến 512 km/giờ), nhưng do có biên độ sai số nên số liệu này chỉ tương đương kỷ lục năm 1999.

Ngoài các kỷ lục tốc độ gió ở tầng thấp, dòng phản lực dòng không khí nhanh trên caocó thể đạt tốc độ trên 275 dặm/giờ (443 km/giờ). Một số kỷ lục tiềm năng với tốc độ trên 300 dặm/giờ (483 km/giờ) cũng được ghi nhận tại Nhật Bản và Tây Thái Bình Dương, đo bằng radiosonde gắn vào khinh khí cầu thời tiết.

Dù chưa được WMO công nhận chính thức, những số liệu này mở ra triển vọng về những luồng gió mạnh nhất mà con người có thể ghi nhận trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà phát minh Nhật Bản tạo bản sao robot của chính mình

Nhà phát minh Nhật Bản tạo bản sao robot của chính mình

Nhà phát minh Hiroshi Ishiguro đã tạo ra 6 bản sao robot của chính mình, có khả năng sao chép biểu cảm của con người, thậm chí giảng dạy, giao tiếp với sinh viên.

Đăng ngày: 29/10/2024
Siêu lục địa khiến lớp phủ Trái đất tách đôi

Siêu lục địa khiến lớp phủ Trái đất tách đôi

Lớp phủ Trái Đất bị tách thành hai miền là miền châu Phi và miền Thái Bình Dương khi siêu lục địa Pangaea vỡ ra.

Đăng ngày: 29/10/2024
Turbine gió trên bờ lớn nhất thế giới ở Trung Quốc

Turbine gió trên bờ lớn nhất thế giới ở Trung Quốc

Turbine trên bờ lắp đặt ở tỉnh Cát Lâm có đường kính rotor 270m và cánh quạt dài 131m, sản xuất đủ điện cho 160.000 hộ gia đình hàng năm.

Đăng ngày: 28/10/2024
Thời kỳ Địa Trung Hải khô cạn thành sa mạc mặn

Thời kỳ Địa Trung Hải khô cạn thành sa mạc mặn

Chuyển động của mảng kiến tạo và mực nước biển giảm từng ngăn cách biển Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, khiến nước biển bốc hơi và tạo thành lưu vực mặn rộng lớn.

Đăng ngày: 28/10/2024
Tai nạn lặn tồi tệ nhất trong lịch sử

Tai nạn lặn tồi tệ nhất trong lịch sử

Một sai lầm nhỏ khi vận hành thiết bị khiến một nhóm thợ lặn làm việc ở giàn khoan trên Biển Bắc năm 1983 trải qua cái chết vô cùng đau đớn.

Đăng ngày: 28/10/2024
Tháp vũ khí khổng lồ trở thành kỳ quan thế giới cổ đại

Tháp vũ khí khổng lồ trở thành kỳ quan thế giới cổ đại

Thất bại trong trận công thành hơn 2.300 năm trước, nhiều bộ phận của tháp gỗ bọc sắt Helepolis bị nấu chảy để xây Tượng Thần Mặt Trời Rhodes.

Đăng ngày: 27/10/2024
Sự thật bất ngờ về màu vàng như nghệ của phô mai

Sự thật bất ngờ về màu vàng như nghệ của phô mai

Đằng sau những miếng phô mai vàng óng hấp dẫn mà chúng ta vẫn thưởng thức, là một câu chuyện thú vị và phức tạp về sự biến đổi của màu sắc.

Đăng ngày: 27/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News