Tối nay 'sóng thần mặt trời' đổ xuống trái đất

Người dân ở các vĩ độ cao có thể chiêm ngưỡng cực quang kỳ ảo tối nay, sau khi đám mây hạt mang điện tích từ mặt trời tiếp vào bầu khí quyển của chúng ta.

Cực quang thường xuất hiện ở Canada. (Ảnh: bestpicturegalary.com)

Space cho biết, vụ nổ trên bề mặt của mặt trời vào ngày 1/8 khiến một đám mây plasma khổng lồ vào vũ trụ. Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất (ba trạng thái khác là rắn, lỏng, khí) trong đó các chất bị ion hóa mạnh. Phần lớn nguyên tử hay nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân, còn các electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân.

“Đám mây plasma tiến thẳng về phía địa cầu và có thể tới hành tinh của chúng ta vào ngày 4/8. Chúng ta có cơ hội xem nhiều thứ rất đẹp vì đám mây plasma tạo ra cực quang khi tiến vào tầng khí quyển ngoài cùng của trái đất”, Space dẫn lời Leon Golub, một nhà khoa học của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, Mỹ.

Cực quang - những dải sáng nhiều màu sắc trên trời - thường xuất hiện ở Canada và bang Alaska của Mỹ. Nhưng trong ngày 3/8 và 4/8, người dân ở phía bắc nước Mỹ cũng có thể chiêm ngưỡng những dải sáng màu xanh lục và đỏ.

Ngoài cực quang, sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ mặt trời với từ trường trái đất có thể tạo nên các cơn bão địa từ hoặc những đợt nhiễu động trong quyển từ của địa cầu. Mặc dù con người chỉ nhìn thấy cực quang trắng ở những khu vực có vĩ độ cao, song chúng có thể xuất hiện ở những vĩ độ thấp trong cơn bão địa từ.

Hoạt động của mặt trời luôn tăng và giảm theo chu kỳ mà các nhà khoa học có thể dự đoán. Thông thường, một chu kỳ kéo dài khoảng 11 năm. Giai đoạn chuyển tiếp từ thời điểm hoạt động yếu nhất tới thời điểm mạnh nhất vào khoảng gần 5,5 năm.

Thời điểm mà hoạt động của mặt trời đạt mức cực đại gần đây nhất diễn ra vào năm 2001. Vụ nổ ngày 1/8 là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy mặt trời đang bừng tỉnh sau một thời gian nghỉ ngơi và hướng tới một giai đoạn hoạt động mạnh tiếp theo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 19/05/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 19/05/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 18/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News