Tôm gõ mõ con kẹp càng nhanh như đạn bắn
Khoảng một tháng tuổi, tôm gõ mõ con đã có thể kẹp càng tạo sóng xung kích để làm choáng kẻ thù, thậm chí nhanh gấp 20 lần bố mẹ.
Tôm gõ mõ Alpheus heterochaelis non có thể kẹp càng dưới nước nhanh như đạn bắn, Independent hôm 1/3 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Experimental Biology.
(Video: News.com.au)
Tôm gõ mõ trưởng thành sử dụng kỹ thuật này để làm choáng cá hoặc kẻ thù đi ngang qua. Cú kẹp làm bắn ra một dòng tia tốc độ cao xé toạc nước và tạo ra một bong bóng chứa đầy hơi (bong bóng xâm thực) không thể thấy bằng mắt thường. Bong bóng sau đó nổ tung. Hành động của tôm gõ mõ tạo ra sóng xung kích mạnh, kèm theo tiếng nổ chói và chớp sáng nhỏ, để vô hiệu hóa đối thủ.
"Chúng ta không thể nhìn thấy bong bóng bằng mắt thường, nó diễn ra quá nhanh. Nhưng chúng ta có thể nghe được khi bong bóng nổ", Jacob Harrison, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia tại Viện Công nghệ Georgia, Mỹ, cho biết.
Cú kẹp càng của tôm gõ mõ.
Tôm gõ mõ Alpheus heterochaelis sinh sống ở phía tây Đại Tây Dương và vịnh Mexico. Tôm trưởng thành có thể kẹp càng với tốc độ lên tới 30 mét mỗi giây và toàn bộ quá trình kết thúc trong chưa đầy một phần nghìn giây.
Nghiên cứu mới tìm hiểu xem kỹ thuật này phát triển ở giai đoạn nào trong vòng đời của chúng. Khi còn là nghiên cứu sinh tại Đại học Duke, Harrison đã thu thập 4 con tôm cái mang trứng từ Beaufort, Bắc Carolina. Sau đó, anh nuôi dưỡng những con non mới nở và theo dõi sự phát triển của chúng. Chúng bắt đầu kẹp càng lúc khoảng một tháng tuổi.
Harrison dùng tăm để kích thích tôm, khiến chúng thực hiện động tác kẹp. Anh khi ghi hình hơn 280 cú kẹp và tái dựng 125 trong số đó. Anh tính toán gia tốc của càng khi kẹp lại, mức năng lượng tiêu thụ và năng lượng cần thiết để tạo ra tia nước.
Nghiên cứu cho thấy, kể cả những con tôm nhỏ nhất - với càng dài 1 milimet và chỉ nặng 0,03 miligam - đôi khi cũng có thể phun tia nước và tạo bong bóng nổ. Harrison tính toán gia tốc của phần càng trên khi kẹp xuống phần dưới và kinh ngạc phát hiện, nó đạt gia tốc 580.000m/s2 - nhanh như đạn bắn và nhanh gấp 20 lần tôm trưởng thành. Tuy nhiên, anh cho rằng tôm non sẽ trải qua vài lần kẹp thường trước khi có thể tạo ra bong bóng.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.

Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ, "quả bom thời tiết" sẽ nổ khắp thế giới?
Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía Bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn.
