Tóm gọn thủy quái “thời tiền sử” dài 2,4 mét, hàm răng sắc như dao cạo
Một nhà bảo tồn gần đây bắt được thủy quái mõm dài với kích thước chiều dài hơn 2,4 mét. Cư dân mạng bày tỏ sự chú ý đặc biệt bởi hình dạng kì dị của loài cá này.
Alligator gar là loài cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ, sở hữu hàm răng cực kỳ sắc nhọn. Đây là loài cá cổ nhất còn sống tới ngày nay, được cho là tồn tại từ kỷ Phấn trắng (cách đây 145-66 triệu năm), nên còn được gọi là “hóa thạch sống”.
Henry Martin, nhà bảo tồn người Mỹ, là người đặc biệt đam mê tìm hiểu về thủy quái mõm dài. Trong video mới nhất, Martin quay cảnh mình buộc chặt con vật, tóm chắc phần miệng với những chiếc răng sắc nhọn.
Con cá có hình thù kì dị bị tóm gọn.
Martin nói trong video: “Tôi muốn cho mọi người thấy con quái vật này nhanh thôi. Đây là thủy quái mõm dài lớn nhất mà tôi từng bắt được”.
Martin ước tính con vật dài hơn 2,4 mét và nặng khoảng 108kg. “Nó là một con cá tuyệt đẹp”, Martin nói, trước khi thả con vật về môi trường tự nhiên.
Video do Martin chia sẻ trên TikTok đã thu hút hơn 220.000 lượt “thích” và hàng ngàn lượt bình luận.
Thủy quái mõm dài là sinh vật sống từ thời khủng long.
Một người xem nói: “Anh ta như đang cầm trên tay quái vật thời tiền sử”. “Con cá này là sinh vật đã trưởng thành hoàn toàn”, người khác nói.
Người thứ ba bình luận: “Rất vui biết rằng anh ta đã thả con cá về tự nhiên. Chúng không phải sinh vật nguy hiểm, chưa từng gây hại cho con người”.
Một số cư dân mạng ở Mỹ cho rằng, con cá kì dị này đã sống tới 75 năm tuổi.
Hóa thạch thủy quái mõm dài được các nhà khoa học tìm thấy ở giai đoạn đàu kỷ Phấn trắng, cách đây hơn 100 triệu năm, khi khủng long vẫn còn sinh sống trên Trái đất.
Loài cá có hình dáng kỳ lạ này có thể thở cả dưới nước và trên cạn vì không chỉ có mang cá mà còn có cơ quan như lá phổi. Chúng sử dụng bộ hàm sắc như dao cạo để săn mồi.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.
