Tôm hùm, bạch tuộc và cua có tri giác, có thể cảm nhận nỗi đau
Một báo cáo mới của Anh ghi nhận bạch tuộc, cua và tôm hùm cũng có tri giác, có thể cảm nhận được nỗi đau. Đây là những loài vật mới nhất được thêm vào danh sách sinh vật có tri giác của Anh.
Theo Đài CNN, báo cáo trên do các chuyên gia thuộc Học viện Kinh tế và chính trị London (LSE) thực hiện dưới sự ủy thác của Chính phủ Anh.
Các chuyên gia đã xem 300 bài nghiên cứu khoa học để đánh giá các bằng chứng về tri giác ở các loài vật. Họ kết luận rằng động vật chân đầu (bạch tuộc, mực) và giáp xác mười chân (tôm, cua) phải được đối xử như các sinh vật có tri giác.
Bạch tuộc, cua và tôm hùm cũng có tri giác, có thể cảm nhận được nỗi đau - (Ảnh: CNN).
Báo cáo mới cho rằng tôm hùm và cua không nên bị đun sống, đồng thời đưa ra một số phương thức tốt nhất để vận chuyển và giết mổ.
Các chuyên gia đã sử dụng 8 tiêu chuẩn khác nhau để đo lường tri giác của các loài động vật trên, bao gồm: khả năng học tập, số thụ thể cảm nhận cơn đau, kết nối giữa các thụ thể này và một số vùng não nhất định, phản ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau, cùng các hành vi thể hiện tri giác khác.
Những hành vi này bao gồm cân nhắc giữa mối đe dọa với cơ hội, hay cân bằng giữa chiến đấu và thương tích, mối đe dọa.
Họ phát hiện bằng chứng cho thấy bộ bạch tuộc có tri giác "rất mạnh" và hầu hết các loài cua có tri giác "mạnh".
Đối với các động vật khác trong nhóm này như mực, mực nang và tôm hùm, bằng chứng cho thấy chúng có tri giác đáng kể nhưng không mạnh mẽ.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng sự khác biệt giữa những bằng chứng trên có thể xuất phát từ độ quan tâm khác nhau của giới khoa học đối với từng loài.
Hiện nay, động vật có xương sống đã được đưa vào danh sách sinh vật có tri giác trong một dự luật quyền động vật đang được tranh luận ở Anh.
“Dự luật phúc lợi cho động vật có tri giác sẽ đảm bảo quyền của các loài động vật và nó sẽ được cân nhắc đầy đủ trong quá trình xây dựng luật. Khoa học đã chứng minh rằng động vật chân đầu và giáp xác mười chân có thể cảm thấy đau đớn, vì thế chúng cần phải được đưa vào trong dự luật này”, Bộ trưởng Môi trường Anh Zac Goldsmith tuyên bố.
Nếu được thông qua, dự luật trên sẽ giúp thành lập Ủy ban Động vật có tri giác. Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về các quyết định của chính phủ đã tính đến phúc lợi của động vật có tri giác như thế nào.
Đây cũng là một phần trong Kế hoạch hành động vì phúc lợi cho động vật của Chính phủ Anh.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
