Top 10 điều bí ẩn gây sốc nhất về đáy đại dương
Những bí ẩn nơi đáy sâu đại dương luôn kích thích trí tò mò của con người. Dưới đây là 10 điều bí ẩn gây sốc nhất về đáy đại dương.
Bạch tuộc sống dưới đáy đại dương. Sinh vật bí ẩn này được cho là có nguồn gốc giống với loài bạch tuộc bơi quanh khu vực Nam Cực, sống rất sâu bên dưới mặt nước biển. Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 20 triệu năm trước, loài bạch tuộc này đã di chuyển xuống tầng nước sâu hơn. Nhiều con đã mất đi túi mực để phòng thủ vì môi trường nước sâu tối đen như mực không cần phải ngụy trang.
Thành phố “Brittle Star”. Brittle Star là tên gọi những con sao biển thường sống trong các rặng san hô ở núi ngầm dưới đại dương. Núi ngầm nhô lên thành dòng xoáy quanh, cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho sao biển.
Các sinh vật ở vùng biển sâu Nam Cực. Vùng biển sâu Nam Cực là nhà của vô số các sinh vật tuyệt vời nhất trên Trái đất. Nhiều sinh vật kỳ lạ được tìm thấy sống ở vùng nước băng giá từ độ sâu 600 – 6400m dưới mặt biển ở Nam Cực. Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích vì sao các loài sinh vật có thể sống sót ở nơi giá lạnh đến vậy.
Lỗ thông thủy nhiệt ở Bắc Cực. Các lỗ thông thủy nhiệt, hay còn được gọi là khói đen phun chất lỏng nóng tới gần 300 độ C. Chỉ riêng dưới đáy đại dương ở Bắc Cực, các nhà nghiên cứu phát hiện ra 5 lỗ thông thủy nhiệt, được bao phủ bởi vi khuẩn màu trắng hay ăn các khoáng chất.
Hóa thạch khói đen tiết lộ nguồn gốc sự sống. Các nhà địa chấn học khai quật được một hóa thạch khói đen 1,43 tỉ năm tuổi, cho thấy ý tưởng cuộc sống có thể bắt nguồn từ đáy đại dương.
Vi khuẩn kí sinh trên lớp vỏ dưới đáy đại dương. Các nhà khoa học phát hiện tầng đáy đại dương có số lượng vi khuẩn gấp 3-4 lần các tầng nước mặt. Các nhà nghiên cứu băn khoăn làm thế nào các loài sinh vật vẫn có thể tồn tại và phát triển mạnh ở đáy đại dương.
Nơi đẻ trứng của những loài cá sống dưới đáy biển sâu. Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng có nhiều loài cá khác nhau sống ở dưới đáy biển sâu, bất chấp đó là không gian tối tăm, lạnh lẽo. Có vài bằng chứng cho thấy chúng tập hợp tại một vài nơi như là núi ngầm để đẻ trứng.
Mực ống khổng lồ. Loài mực này không chỉ có kích thước “khủng” mà còn có đôi mắt khổng lồ. Nhiều cá thể mực có thể nặng tới 453kg, dài 8m, còn mắt của sinh vật có chiều dài gần 28cm, tương đương chiều dài một quả cam.
San hô dưới đáy đại dương. Khác với suy nghĩ của nhiều người là san hô chỉ phát triển ở vùng nước ấm của đại dương, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số rặng san hô dưới bề mặt đại dương hàng chục km, trong môi trường băng giá hàng thiên niên kỷ. Mẫu san hô được tìm thấy lâu đời nhất là 4000 tuổi được phát hiện ở đảo Hawaii.
Hủy diệt đáy đại dương bằng lưới vét. Cách đánh bắt cá dùng lưới vét (thả lưới ngầm dưới đáy sông, biển) đang khiến các rạn san hô dần mất đi và hệ sinh thái dưới nước bị tàn phá nặng nề. Hiện các nhà khoa học đang bối rối tìm cách cứu lấy đáy đại dương.