Tôm hùm đột biến màu vàng cam lột vỏ, nhiều du khách thích thú
Chiều 22-2, Viện Hải dương học - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết con tôm hùm Canada màu vàng cam được trưng bày tại viện đã lột vỏ vào tối 21-2. Phần vỏ tôm gần nguyên vẹn sẽ được gửi cho phòng chế tác.
Đây là con tôm hùm được Công ty TNHH thương mại quốc tế hải sản Hoàng Gia (TP.HCM) trao cho Viện Hải dương học vào tháng 7-2022, con tôm hùm màu vàng cam dài 55cm, nặng gần 2kg, được nhập từ Canada về Việt Nam.
Các du khách thích thú khi được sờ vỏ tôm hùm đột biến - (Ảnh: MINH CHIẾN).
Ông Hồ Sơn Lâm - phó trưởng phòng kỹ thuật nuôi sinh vật biển Viện Hải dương học - cho hay tôm hùm Canada (tên khoa học Homarus Americanus) phân bố chủ yếu ở vùng biển Đại Tây Dương - Bắc Mỹ. Thông thường, tôm hùm có màu xanh đậm hoặc xanh lục.
Tuy nhiên, do đột biến gene nên có những con màu vàng, cam, xanh ngọc… Tỉ lệ để tìm thấy được một con tôm hùm màu vàng cam ngoài tự nhiên là rất hiếm, bởi với màu vỏ tươi sáng và bắt mắt như vậy, tôm hùm dễ trở thành mục tiêu cho những kẻ săn mồi trong tự nhiên.
Sau khi lột vỏ tôm khá yếu, cần phải được chăm sóc kỹ.
Theo một vài nghiên cứu, tôm hùm vàng là kết quả của đột biến gene hiếm gặp không xác định, trong khi tôm hùm cam là do đột biến protein liên kết với sắc tố. Hầu hết tôm hùm màu cam được mô tả là "tam thể", với sự pha trộn giữa màu cam và màu đen. Tuy nhiên những nghiên cứu này ở quy mô nhỏ vì tôm hùm có màu sắc như thế này ở ngoài tự nhiên rất hiếm.
"Con tôm này đã lột vỏ vào tối qua, việc tôm vẫn giữ được màu vàng cam trong lần lột vỏ kế tiếp thì màu sắc đặc biệt của con tôm này là do đột biến protein liên kết với sắc tố. Tôm sau khi lột vỏ thì lớp vỏ hiện tại rất mỏng và yếu, tôm đã dùng rất nhiều năng lượng để lột vỏ nên đây là giai đoạn tôm rất yếu. Vì thế ngoài tự nhiên đây là giai đoạn tôm dễ bị tấn công nhất.
Để đảm bảo sức khỏe cho tôm thì hiện nay cán bộ kỹ thuật đang bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho tôm như vitamin A, vitamin C, canxi,… Thông thường, tôm hùm thường lột vỏ với chu kỳ 1 năm 1 lần. Sau quá trình lột vỏ thì tôm có khối lượng tăng hơn trước một cách đáng kể, bằng mắt thường ta cũng dễ dàng nhìn thấy sự thay đổi này", ông Lâm nói.
Phần vỏ tôm hùm có màu đỏ và đen của rêu bám.
Thích thú khi được chụp ảnh lại bộ vỏ của con tôm hùm, bạn Lê Hồ Thiên Nga (du khách Vũng Tàu) chia sẻ: "Lần đầu tiên mình thấy vỏ tôm hùm có màu vàng như luộc chín thế này, nhìn rất lạ mắt. Mình hy vọng Viện Hải dương học sẽ dựng thành tiêu bản để khách ngoài việc đến xem tôm hùm thật trong bể còn có thể xem, thậm chí sờ vào con tôm hùm vàng cam tiêu bản để cảm nhận".

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người
Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.
