Loài côn trùng kỳ lạ lần đầu được phát hiện tại Mỹ
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới cho biết gần đây, Mỹ lần đầu ghi nhận loài côn trùng “corimelaena palmeri”, khi con bọ đi “quá giang” tới nước này qua một lô hàng hoa tươi.
Loài côn trùng "Corimelaena palmeri" được phát hiện trong một lô hàng hoa tươi. (Ảnh: US Customs and Border Protection).
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết con bọ này được phát hiện trong một lô hàng hoa tươi đã cắt cành, đặt trong xe đầu kéo tại Cơ sở vận chuyển hàng hóa Otay Mesa. Cơ sở này xử lý các lô hàng từ Mexico đến San Diego, CNN đưa tin ngày 18/2.
Theo thông cáo báo chí, một nhân viên hải quan đã yêu cầu người lái xe cùng lô hàng trải qua “cuộc kiểm tra nông nghiệp chuyên sâu”. Khi đó, các chuyên gia nông nghiệp của cơ quan này đã phát hiện “con côn trùng bất thường” ẩn trong những bông hoa.
Từ đó, cơ quan hải quan đã gửi con bọ đến Bộ nhận dạng Kiểm dịch và Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, sau đó tiến hành nhận dạng thêm trong phòng thí nghiệm.
Thông cáo cho biết chuyến hàng cùng người tài xế đã phải quay trở lại Mexico.
Tới tận cuối tháng 1, các quan chức mới xác định con bọ này là “corimelaena palmeri”. Vào ngày 25/1, phòng thí nghiệm đưa ra kết luận cuối cùng, đồng thời đánh dấu phát hiện là "lần đầu tiên ngăn chặn loài gây hại này" trên toàn nước Mỹ.
“Việc một trong những cảng nhập cảnh của chúng tôi phát hiện ra loài gây hại đầu tiên trong nước là thành tựu phi thường”, Sidney Aki - quan chức tại CBP San Diego - cho biết. “Mỗi năm, các chuyên gia nông nghiệp của CBP ngăn chặn hàng chục nghìn loài gây hại. Thành tích này phản ánh sự chăm chỉ và cống hiến to lớn của họ”.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2
Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.
