Tổng thống Donald Trump muốn dừng cấp ngân sách cho dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS tiêu tốn của NASA 3-4 tỷ USD mỗi năm, tổng ngân sách Chính phủ Mỹ đã cấp lên đến 87 tỷ USD trong vòng hai thập kỷ.

Theo báo cáo của The Verge, một bản dự thảo ngân sách mà Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa mới đưa ra có thể sẽ chấm dứt việc hỗ trợ ngân sách cho dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS vào năm 2025. Nếu không có trạm ISS, các phi hành gia Mỹ có thể sẽ phải ở trên mặt đất trong một khoảng thời gian dài.

Bản dự thảo có thể sẽ thay đổi trước khi Chính phủ Mỹ chính thức công bố vào ngày 12 tháng 2 sắp tới. Tuy nhiên nguồn tin của The Verge khá chắc chắn rằng việc cắt ngân sách cho dự án ISS sẽ được thông qua. The Verge cũng đã liên hệ với NASA nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Tổng thống Donald Trump muốn dừng cấp ngân sách cho dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS
Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là một dự án hợp tác giữa nhiều quốc gia, đã hoạt động được hơn 2 thập kỷ. NASA là đại diện của Mỹ tham gia vào dự án này, với chi phí hoạt động hàng năm là 3-4 tỷ USD. Tương đương với tổng số vốn mà Chính phủ Mỹ đã cấp cho dự án là khoảng 87 tỷ USD.

NASA đã từng cam kết sẽ tiếp tục giữ cho chương trình này hoạt động qua năm 2024, nhờ vào chính sách của Tổng thống Obama hồi năm 2014. Nhưng hiện tại, Quốc hội Mỹ đang gặp phải một số khó khăn liên quan đến việc thiếu hụt ngân sách hoạt động. Ngày 21 tháng 1 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa vì vấn đề ngân sách.

Chính vì vậy mà dự án ISS khó có thể kéo dài đến năm 2028, dự kiến cũng là thời gian ngừng hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế này. Việc dừng cấp ngân sách cho dự án ISS cũng sẽ giúp NASA có thể tập trung vào các dự án khác quan trọng hơn.

Tổng thống Donald Trump từng cho biết muốn NASA đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng và xây dựng một trạm nghiên cứu tại đây. Dự án táo bạo này là bước đệm để thực hiện tham vọng đưa con người lên Sao Hỏa, và chắc chắn nó sẽ tốn rất nhiều kinh phí.

Tất nhiên việc dừng hoạt động tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là một tổn thất lớn đối với Mỹ. Bởi ISS là nơi mà NASA tiến hành rất nhiều thử nghiệm khoa học trong mỗi trường vũ trụ, đây cũng là nơi các phi hành gia được rèn luyện để chuẩn bị cho những chuyến bay vào không gian trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Thế giới có mấy cơ quan vũ trụ, bạn có biết?

Thế giới có mấy cơ quan vũ trụ, bạn có biết?

Nhắc đến những sứ mạng khám phá vũ trụ, NASA chắc chắn là cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta. Ngoài họ ra còn ai nữa?

Đăng ngày: 25/01/2018
Phát hiện 2 hành tinh

Phát hiện 2 hành tinh "có thể có sự sống" ngoài Hệ Mặt Trời

Năm 2017, NASA đã công bố việc họ phát hiện ra hệ 7 hành tinh

Đăng ngày: 25/01/2018
Phi hành gia cưỡi máy hút bụi bay trên vũ trụ

Phi hành gia cưỡi máy hút bụi bay trên vũ trụ

Đoạn phim ghi lại khoảnh khắc vui nhộn của một phi hành gia trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 24/01/2018
Vì sao có nhiều đám mây khí di cư khỏi Milky Way?

Vì sao có nhiều đám mây khí di cư khỏi Milky Way?

Một cuộc di cư lớn của hơn 100 đám mây khí trào ra khỏi trung tâm của thiên hà Milky Way và hướng vào không gian bên ngoài rìa thiên hà nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học.

Đăng ngày: 24/01/2018
Mạng 5G sẽ

Mạng 5G sẽ "đe dọa" ngành thiên văn học?

Hiện nay, tốc độ gia tăng nhanh chóng của các công ty viễn thông không dây đang làm nhiễu loạn môi trường sóng vô tuyến.

Đăng ngày: 24/01/2018
Trái Đất đang dần trôi xa khỏi Mặt Trời

Trái Đất đang dần trôi xa khỏi Mặt Trời

Khi Mặt Trời "già" đi và mất dần khối lượng, lực hấp dẫn tác động đến các hành tinh xung quanh cũng yếu đi, Register hôm 19/1 đưa tin. Điều này nghĩa là quỹ đạo của các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, trong đó có Trái Đất, ngày càng mở rộng với tốc độ rất chậm.

Đăng ngày: 24/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News