Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ đã giúp con người thám hiểm những nơi xa xôi nhất trên Trái đất. Thế nhưng, các nhà khoa học lại cho biết có nhiều địa danh không thể đặt chân tới vì những lý do khác nhau. Đó là những nơi nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đảo Bắc Sentinel, Ấn Độ

Đảo Bắc Sentinel dù được xác định là có dân cư sinh sống nhưng tới nay nơi này vẫn là một bí ẩn. Đảo Bắc Sentinel là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Andaman và Nicobar ở vịnh Bengal thuộc Ấn Độ, có diện tích khoảng 59,67 km2. Hòn đảo được bao phủ gần như toàn bộ bởi cây cối, chỉ trừ phần bờ biển hẹp bao quanh đảo. Đảo có địa hình cao dần từ bờ biển vào và nó còn có một cù lao nhỏ được gọi là cù lao Constance.


Đảo Bắc Sentinel tuy yên bình nhưng không ai dám tới gần do sự chống trả quyết liệt của bộ lạc ngụ trên đảo. (Ảnh: RT)

Dân cư sống trên đảo Bắc Sentinel là người Sentinel. Họ được cho là sống trên đảo được gần 60.000 năm. Đây là bộ tộc chưa bị tác động bởi nền văn minh hiện đại, người dân vẫn săn bắt hái lượm. Theo các nhà nhân chủng học, người Sentinelese có thể là hậu duệ của một trong những nhóm người đầu tiên rời khỏi châu Phi và di chuyển tới đảo Bắc Sentinel.

Nhìn từ bên ngoài, đảo Bắc Sentinel có vẻ là một hòn đảo yên bình nhưng có rất ít hình ảnh về nơi này, các nhà thám hiểm và khách du lịch chỉ dám chụp từ trên cao hoặc từ xa do sự đáng sợ của bộ lạc người Sentinel. Người dân trên đảo luôn tấn công quyết liệt vào những người cố gắng tiếp cận nơi này nên cho tới nay không ai dám đặt chân lên đây.

2. Hồ Vostok, Antarctica

Hồ Vostok hay còn gọi là hồ Phương Đông, là hồ lớn nhất trong hơn 140 các hồ ngầm dưới mặt băng ở Nam Cực. Hồ Vostok được các nhà khoa học đánh giá là một trong những nơi bí hiểm nhất hành tinh. Theo ước tính của họ, hồ Vostok bị cô lập với thế giới bên ngoài trong khoảng 15 đến 25 triệu năm trước dưới lớp băng dày tới 4km.


Hồ Vostok bị cô lập với thế giới bên ngoài trong hàng triệu năm bởi lớp băng dày tới 4km. (Ảnh: RT)

Mặc dù bị ngăn cách với ánh mặt trời dưới lớp băng dày như vậy nhưng bằng cách nào đó dòng chảy của hồ Vostok vẫn duy trì. Các nhà khoa học tin rằng nếu có thể thám hiểm hồ Vostok thì họ sẽ có thêm nhiều cơ hội để nghiên cứu về sự sống của Trái đất trong nhiều triệu năm qua tại khu vực này.

3. Sakha, Nga

Sakha hay còn được gọi là Yakutia, là một vùng đất nằm ở phía đông bắc nước Nga. Sakha khá biệt lập với bên ngoài nên không nhiều người biết đến sự tồn tại của nơi này. Vì Sakha là một nơi có khí hậu cực đoan nhất hành tinh với nhiệt độ trung bình vào mùa đông là - 46 độ. Không khí lạnh từ Bắc Cực liên tục di chuyển vào khu vực này và tích tụ ở các vùng đất thấp.


Sakha quá lạnh nên đây vẫn là nơi chứa đựng nhiều điều chưa được khám phá. (Ảnh: RT)

Cuộc sống của những người dân ở đây phụ thuộc vào các dòng sông băng. Họ sống bằng cách chăn tuần lộc, săn động vật và câu cá. Không những thế, bên dưới các dòng sông băng này có rất nhiều hóa thạch của những con voi ma mút cổ đại vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, do Sakha quá lạnh nên đây vẫn là vùng đất chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được ai khám phá.

4. Thác Honokohau, Maui, Mỹ

Thác Honokohau được mệnh danh là thác nước cao nhất trên đảo Maui với độ cao 341m. Ngọn thác này được đặt theo tên của dòng sông Honokohau, một con sông dài chảy từ đỉnh Puu Kukui, nơi có lượng mưa cao nhất thế giới. Khung cảnh xung quanh ngọn thác này nhìn khá giống như cảnh trong bộ phim "Công viên kỷ Jura".


Chưa ai chinh phục được thác Honokohau bởi độ cao không tưởng và địa hình dốc thẳng đứng. (Ảnh: RT)

Tuy nhiên, việc đến thác Honokohau không hề dễ dàng. Cho tới nay, ngọn thác này vẫn chưa có ai chinh phục được vì độ cao không tưởng với địa hình dốc thẳng đứng. Cách duy nhất để tới thăm nơi này là di chuyển bằng trực thăng thay vì bằng xe hơi hay đi bộ đường dài.

5. Rãnh Mariana, Thái Bình Dương

Rãnh Mariana nằm ở ngoài khơi Nhật Bản thuộc Thái Bình Dương và là rãnh đại dương sâu nhất Trái Đất. Trong một nghiên cứu mới nhất vào tháng 12/2021, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã sử dụng cảm biến áp suất để tính ra độ sâu chính xác của vực thẳm Challenger Deep, điểm sâu nhất của rãnh Mariana là 10.935m. Để so sánh, đỉnh núi cao nhất thế giới Everest nằm ở độ cao 8.848m so với mực nước biển. Điều này nghĩa là Rãnh Mariana sâu hơn độ cao của đỉnh Everest khoảng 2.147m.


Rãnh Mariana sâu hơn độ cao của đỉnh Everest khoảng 2.147m. (Ảnh: RT)

Mặc dù rãnh Mariana có điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt nhưng các sinh vật ở đây vẫn phát triển rất phong phú và đa dạng. Ba sinh vật phổ biến nhất ở đáy Rãnh Mariana là động vật đơn bào xenophyophore, động vật giáp xác amphipod và hải sâm biển nhỏ.

Gần đây, nhà làm phim nổi tiếng James Cameron đã thực hiện một phim tài liệu thám hiểm nền của rãnh Mariana có tên là DeepSea Challenge. Cameron đã thu hình được nhiều sinh vật và phát hiện ra một loài dưa chuột biển mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới

Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Đăng ngày: 23/02/2025
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Đăng ngày: 23/02/2025
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 13/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Một loại nhiên liệu bỗng chốc

Một loại nhiên liệu bỗng chốc "tái sinh" trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Trong lúc toàn thế giới đang hướng đến mục tiêu giảm tối đa lượng cacbon, không ai ngờ được loại nhiên liệu gây hại cho môi trường này đột nhiên "một bước lên mây".

Đăng ngày: 09/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News