Top 7 trận hoả hoạn làm thay đổi lịch sử thế giới

Xuyên suốt lịch sử loài người, đã có nhiều trận hoả hoạn dẫn đến những sự thay đổi trong phân bố dân cư, hạ tầng, và tiến trình của các sự kiện trên thế giới.

1. Trận hoả hoạn tại Đại thư viện Alexandria

Top 7 trận hoả hoạn làm thay đổi lịch sử thế giới
Ngọn lửa đã thiêu rụi Đại thư viện này cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi.

Đại thư viện Alexandria là một phần của The Mouseion (Đền thờ Muses) tại Alexandria. Bên trong nó là một khối tài sản với giá trị không thể đo đếm được: kiến thức về thế giới cổ đại, lưu trữ trong nửa triệu cuộn giấy thu thập từ Assyria, Hi Lạp, Ba Tư, Ai Cập, và Ấn Độ. Các học giả trên toàn thế giới đổ về đây để nghiên cứu và làm việc, bao gồm Euclid và Ptolemy. Thư viện được xây dưới thời Ptolemy I Soter, một vị tướng của Alexander Đại đế và là người sáng lập ra vương triều Ptolemaios của Ai Cập, vào năm 283 trước Công nguyên.

Trận đại hoả hoạn tại Đại thư viện Alexandria khủng khiếp đến nỗi đã được đưa vào văn chương bởi nhiều nhà văn, từ William Shakespeare đến Tom Stoppard.

Ngọn lửa đã thiêu rụi Đại thư viện này cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Plutarch khẳng định Julius Caesar là người khai hoả khi ông ta cho đốt những con tàu của mình đang neo ở cảng trong quá trình tìm cách chiếm đóng thành phố vào năm 48 trước Công nguyên. Hầu hết các học giả tin rằng một nhánh của thư viện đã may mắn bình an vô sự trong đền thờ Serapeum, nhưng rồi lại bị phá huỷ vào năm 391 trước Công nguyên bởi Theophilus, giám mục Alexandria, và những người theo đạo Thiên chúa của ông, người mà sau này đã xây nên một nhà thờ ngay tại tàn tích của thư viện. Dù ai là kẻ ra tay đi chăng nữa, thì những cuộn giấy vô giá chứa kiến thức cổ xưa đã vĩnh viễn không còn trên cõi đời này nữa.

2. Đại hoả hoạn London

Top 7 trận hoả hoạn làm thay đổi lịch sử thế giới
Đại hỏa hoạn này khiến 100.000 người rơi vào cảnh vô gia cư.

Đám cháy rừng California vào năm 2020 không phải là trận hoả hoạn lớn đầu tiên diễn ra giữa một đại dịch; đại hoả hoạn London đã nhấn chìm thành phố này trong biển lửa giữa đỉnh điểm của đại dịch Cái chết đen và phá huỷ hơn 13.000 ngôi nhà, khiến 100.000 người rơi vào cảnh vô gia cư. Từ ngày 2 - 6/9/1666, trận hoả hoạn đã thiêu rụi phần lớn London trung cổ và gây hư hại cho nhiều công trình kiến trúc mang tính biểu tượng như Nhà thờ St. Paul. Người dân tháo chạy, tìm cách mang càng nhiều tài sản càng tốt, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn trên những con phố và cả những tuyến đường lớn nữa.

Việc xây dựng lại London mất đến hơn 30 năm, nhưng đường nét quy hoạch thành phố của Sir Christopher Wren vẫn có thể thấy được ở thời điểm hiện tại, thông qua những công trình bằng đá và những con phố rộng rãi, vốn thay thế cho những ngõ hẹp và các công trình gỗ mà lửa đã "ăn" mất. Trận hoả hoạn London còn góp phần hình thành nên hai ngành công nghiệp hoàn toàn mới: bảo hiểm tài sải hiện đại và cứu hoả.

3. Đại hoả hoạn New York

Top 7 trận hoả hoạn làm thay đổi lịch sử thế giới
Trong một đêm đông buốt giá ngày 16/12/1835, một nhà kho khu trung tâm đã bốc cháy.

Trận đại hoả hoạn 1835 diễn ra giữa đại dịch thổ tả ở thành phố New York. Trong một đêm đông buốt giá ngày 16/12/1835, một nhà kho khu trung tâm đã bốc cháy. Gió mạnh làm lửa lan ra nhanh chóng, tấn công hơn 17 khu phố và biến một phần của sông Đông đang phủ băng thành biển lửa khi dầu thông từ nhà kho rò rỉ vào nước.

Hệ thống cấp nước của thành phố lúc bấy giờ không đủ sức để kìm hãm đám cháy. Dân số thành phố New York đã tăng 60% trong thập kỷ trước nhờ quá trình bùng nổ giao thương dọc kênh Erie, và các hệ thống bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như nước sạch thì vô cùng yếu kém.

Từ đám tro tàn, con người mới bộc lộ được khả năng cải tiến của mình: họ xây nên Cầu dẫn nước Croton vào tháng 5/1837. "Nó đưa vào thành phố 12 triệu gallon nước mỗi ngày, mang lại cho lực lượng cứu hoả thứ họ cần để dập lửa và một nguồn nước thuần khiết cho các hộ gia đình lẫn các doanh nghiệp - một điều đặc biệt cấp thiết đối với một thành phố đang phải chống chọi đại dịch dai dẳng" - Dan Levy, tác giả cuốn sách Manhattan Phoenix sắp xuất bản, cho biết. "Nó đã cách mạng hoá hệ thống nước của người Mỹ và trở thành một hình mẫu cho cả một thế hệ kỹ sư Mỹ, những người mà sau này góp phần tạo nên vô số những cầu tàu hoả dẫn nước và nhiều con kênh của đất nước".

4. Đại hoả hoạn Chicago

Top 7 trận hoả hoạn làm thay đổi lịch sử thế giới
Trận hỏa hoạn này khiến 300 người chết và hơn 90.000 người mất nhà cửa, một phần ba thành phố bị huỷ hoại.

Trận đại hoả hoạn Chicago diễn ra từ ngày 8 - 10/10/1871, khiến 300 người chết và hơn 90.000 người mất nhà cửa, một phần ba thành phố bị huỷ hoại. "Bởi Chicago là trung tâm của mạng lưới điện báo quốc gia, có liên kết đến châu Âu, trận đại hoả hoạn này đã trở thành sự kiện tin tức trực tiếp quốc tế đầu tiên" - theo lời Carl S. Smith, tác giả cuốn sách Chicago's Great Fire: The Destruction and Resurrection of an Iconic American City.

Cuộc "Đại tái thiết" diễn ra sau trận hoả hoạn đã góp phần thay đổi bộ mặt Chicago, biến nó thành một trung tâm kinh tế mới mẻ và hùng mạnh. Hơn 10 triệu USD đã đươc quyên góp cho cộng đồng. "Mọi thứ nhanh chóng hoàn thành nhờ một lượng lớn tiền đầu tư" - Smith nói, "bởi vị thế trọng yếu của Chicago nằm giữa các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng hẻo lánh nước Mỹ và nơi sản xuất ra những loại thực phẩm được ưa chuộng bởi người phương Đông và châu Âu - ngũ cốc, thịt, và nhiều loại hàng hoá cùng vật phẩm khác - nên việc tái thiết nó là ưu tiên hàng đầu và là một khoản đầu tư tạo tiếng vang cho các nhà đầu tư. Trận đại hoả hoạn đã có tác động lớn đến hình ảnh của Chicago, hiện thân của cuộc sống hiện đại khó cưỡng tại nước Mỹ"

5. Trận hoả hoạn nhà máy Triangle Shirtwaist

Trận hoả hoạn nhà máy Triangle Shirtwaist ngày 25/3/1911 giết chết 146 công nhân của công ty Triangle Waist, vốn bị mắc kẹt trong toà nhà Asch ở làng Greenwich, thành phố New York. Nhiều người bỏ mạng khi tìm cách nhảy khỏi toà nhà theo tốp hai và ba, hoặc chết cháy trong đám đông vì không thể thoát khỏi những lối ra đã bị khoá kín. "Mọi người tìm cách nhảy xuống đều chết. Đó là một cảnh tượng kinh hoàng" - nhân chứng Frances Perkins nói. Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ trẻ và người nhập cư, nhiều trong số đó đến Mỹ với hi vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trận hoả hoạn đã góp phần hình thành nên công đoàn lao động, và những chỉ trích từ công chúng đã gây áp lực buộc chính phủ Mỹ phải đưa ra những biện pháp để bảo vệ người lao động, dẫn đến sự xuất hiện của những bộ luật mới về an toàn nơi làm việc. Perkins tức giận đến mức cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cô đã hỗ trợ thành lập Uỷ ban Điều tra Nhà máy và cuối cùng trở thành Bộ trưởng Lao động của chính quyền Franklin D. Roosevelt, mang đến những thay đổi cho môi trường làm việc trên toàn nước Mỹ.

6. Trận hoả hoạn Reichstag

Top 7 trận hoả hoạn làm thay đổi lịch sử thế giới

Những người phóng hoả đã biến Reichstag, toà nhà quốc hội Đức, thành biển lửa vào ngày 27/2/1933. Adolf Hitler, một chính trị gia đang lên vừa được phong chức Thủ tướng Đức Quốc xã một tháng trước đó, lập tức vu cáo cho Cộng sản đã gây ra trận hoả hoạn.

"Trận hoả hoạn Reichstag đóng vai trò quan trọng trong quá trình củng cố quyền lực của Hitler" - Benjamin Hett, giáo sư và là tác giả cuốn sách Burning the Reichstag, nói. "Nó mang lại một cái cớ để hình thành nên luật khẩn cấp - còn được biết đến với tên gọi Sắc lệnh Hoả hoạn Reichstag - thứ phá nát hiến pháp dân chủ của Cộng hoà Weimar (Cộng hoà Đức) và đặt dấu chấm hết cho tự do ngôn luận và tự do hội họp, quyền riêng tư thư tín, và quyền không bị bắt khi chưa bị buộc tội.

Điều ít ai biết, nhưng cực kỳ quan trọng, là sắc lệnh này cho phép chính quyền Quốc xã của Hitler kiểm soát chính quyền bất kỳ bang nào Đức không ‘chấp hành mệnh lệnh'. Một số chính quyền bang lúc bấy giờ đang nằm trong tay những đối thủ khó chịu của đảng Phát xít, do đó quyền lực này là rất quan trọng" - Hett nói. Cho đến ngày nay, danh tính của những người phóng hoả vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

7. Trận hoả hoạn trên sông Cuyahoga ở Cleveland

Nhà máy lọc dầu đầu tiên của John D. Rockefeller được xây dựng dọc một dòng suối chảy vào sông Cuyahoga. Dù nhà máy Standard Oil của Rockefeller cho xả dầu lửa vào con sông này, trên thực tế, nó từ lâu đã được xem như một cống nước thải của Cleveland. Từ 1868 đến 1952, con sông này đã bốc cháy đến...9 lần.

Vụ hoả hoạn chúng ta đang nói ở đây xảy ra vào ngày 22/6/1969, khá nhỏ khi so với những đám cháy trước đó, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng: "Nhiều con sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thập niên 1960, nhưng sông Cuyahoga bốc cháy ngay khi truyền thông quốc gia bắt đầu xem ô nhiễm môi trường là một vấn đề nghiêm trọng, và xã hội đang ngày càng nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường" - theo lời John H. Hartig, Tiến sỹ, chuyên gia tư vấn chính sách - khoa học vùng Great Lakes.

"Vụ hoả hoạn Cuyahoga và những thảm họa môi trường khác như vụ tràn dầu Santa Barbara năm 1969 đã trở thành những biểu tượng quốc gia về sự thờ ơ của ngành công nghiệp và sự yếu kém trong quy định công. Các phong trào môi trường cần một mục tiêu để tập trung vào, và vụ hoả hoạn sông Cuyahoga trở thành ứng cử viên số một" - Hartig nói. Tạp chí Time đưa tin về vụ hoả hoạn sông Cuyahoga vào cùng số với sự kiện hạ cánh mặt trăng và vụ scandal Chappaquiddick của Ted Kennedy, đưa câu chuyện này đến với 8 triệu bạn đọc.

Phản ứng của công chúng đối với vụ hoả hoạn sông Cuyahoga năm 1969 đã dẫn đến sự hình thành của Cơ quan Bảo vệ Môi trường và các bộ luật bảo vệ môi trường như Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia 1970, Đạo luật Nước sạch 1972, Thoả thuận chất lượng nước vùng Great Lakes giữa Mỹ - Canada năm 1972, và Đạo luật Các loài Bị đe doạ 193.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các thái giám trong cung thường cầm theo một cây phất trần - Công dụng của nó là gì?

Các thái giám trong cung thường cầm theo một cây phất trần - Công dụng của nó là gì?

Tại sao thái giám trong phim Trung Quốc thường cầm trong tay một cây phất trần?

Đăng ngày: 29/12/2020
Cách phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm pháp luật

Cách phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm pháp luật

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì được phép sử dụng pháo hoa tại Điều 17. Tuy nhiên, một số người dân đang có sự nhầm lẫn, chưa phân biệt giữa pháo hoa và pháo hoa nổ.

Đăng ngày: 29/12/2020
Cột tháp bí ẩn xuất hiện ở San Francisco giữa Giáng sinh

Cột tháp bí ẩn xuất hiện ở San Francisco giữa Giáng sinh

Một cột tháp làm bằng bánh gừng cao hơn 2m xuất hiện bí ẩn trên đỉnh đồi ở San Francisco vào ngày Giáng sinh và đổ sụp vào ngày sau đó.

Đăng ngày: 29/12/2020
Đây là lý do khiến kính trong suốt, chất rắn khác thì không

Đây là lý do khiến kính trong suốt, chất rắn khác thì không

Kính là một vật liệu được ưa chuộng trong kiến trúc hiện đại, khi nó vừa có thể che chắn cho ngôi nhà trước những khắc nghiệt của thời tiết, vừa cho phép ánh sáng đi xuyên qua để giúp không gian trở nên sáng sủa hơn.

Đăng ngày: 28/12/2020
Ngọn núi bị nứt trên dãy Alps có thể sụp đổ bất cứ lúc nào

Ngọn núi bị nứt trên dãy Alps có thể sụp đổ bất cứ lúc nào

Các nhà địa vật lý chuyên quan sát tiến trình vết nứt chia đôi núi Hochvogel thành hai phần trên dãy Alps, đã tiết lộ một số mô hình nhất định trong các chuyển động kiến tạo của nó.

Đăng ngày: 28/12/2020
Mặt Trời nhân tạo của Hàn Quốc xác lập kỷ lục thế giới

Mặt Trời nhân tạo của Hàn Quốc xác lập kỷ lục thế giới

Hàn Quốc đã đạt được bước tiến mới trong công nghệ phản ứng nhiệt hạch sau khi chạy thử thành công Mặt Trời nhân tạo ở 100 triệu độ C trong vòng 20 giây.

Đăng ngày: 28/12/2020
Huyền thoại về lâu đài xây dựng chỉ trong một đêm

Huyền thoại về lâu đài xây dựng chỉ trong một đêm

Không phải trong thần thoại, chuyện lâu đài xây dựng chỉ một đêm thực tế xảy ra ở Nhật Bản vào giữa thế kỷ thứ 16.

Đăng ngày: 28/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News