Trái đất ấm lên khiến nhiều cặp hải âu "ly hôn"
Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến thức ăn khan hiếm hơn, nhiều cặp hải âu mày đen trở nên căng thẳng và chia tay để tìm bạn tình mới.
Hải âu mày đen, một trong những loài chim nổi tiếng chung thủy, có thể đang "ly hôn" nhiều hơn do ấm lên toàn cầu, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Royal Society hôm 24/11.
Một cặp hải âu mày đen đang tán tỉnh nhau. (Ảnh: Kevin Schafer).
Hải âu mày đen thường gắn bó với bạn tình suốt đời. Chỉ 1% - 3% cặp hải âu mày đen chia tay và tìm kiếm đối tượng mới. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng lên tới 8% vào những năm mà nhiệt độ nước tăng cao bất thường. Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận này sau khi phân tích dữ liệu của hơn 15.000 cặp hải âu mày đen ở quần đảo Falkland, Nam Đại Tây Dương, trong 15 năm.
Các nhà khoa học từ lâu đã biết hải âu mày đen có thể ly hôn, trong đó tỷ lệ con cái ly hôn để tìm bạn tình mới cao hơn con đực nếu chúng trải qua một mùa sinh sản không thành công. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng vào những năm ấm áp khác thường, tỷ lệ ly hôn giữa những cặp sinh sản thành công cũng tăng. Vậy tại sao nước ấm lên lại dẫn đến hậu quả này?
Nhiệt độ nước tăng đồng nghĩa thực vật phù du, sinh vật làm nền móng cho chuỗi thức ăn biển, giảm đi. Sự khan hiếm của thực vật phù du ảnh hưởng đến cả chuỗi, khiến hải âu phải bay xa hơn và hoạt động vất vả hơn để tìm đủ thức ăn. Trong một số trường hợp, hải âu có thể bay quá xa và không kịp trở về vào mùa sinh sản, khiến bạn tình của chúng phải tìm đối tượng mới, theo Francesco Ventura, chuyên gia tại Đại học Lisbon, đồng tác giả nghiên cứu.
Ventura cũng cho biết, nhiệt độ khắc nghiệt và việc phải bỏ nhiều công sức để kiếm ăn làm tăng mức độ căng thẳng ở chim. Có thể chúng ít nhiều đổ lỗi cho bạn tình về sự mệt nhọc của mình. "Chúng tôi đưa ra giả thuyết đổ lỗi cho đối phương. Theo đó, con cái có thể thấy căng thẳng sinh lý và cho rằng sự căng thẳng tăng cao này là do sự kém cỏi của con đực", ông nói.
Nghiên cứu mới được thực hiện trên quần thể hải âu mày đen ở quần đảo Falkland, nơi số lượng cá thể vẫn còn dồi dào và việc ly hôn không phải thảm họa, Ventura cho biết. Chúng vẫn tìm được bạn tình khác sau khi chia tay.
Tuy nhiên, điều này cũng có khả năng xảy ra với những quần thể hải âu với số lượng chim ít hơn và gây ra hậu quả nặng nề. "Nếu là một quần thể với ít cặp sinh sản thì việc phá vỡ mối quan hệ như vậy sẽ dẫn đến những xáo trộn trong quá trình sinh sản thông thường", Ventura nhận định.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
