Trái đất có Mặt trời thứ hai, mang tên "nữ thần báo thù" Nemesis

Mặt trời thứ hai Nemesis đã ra đời cùng một lúc với Mặt trời và vẫn luôn ẩn nấp trong vùng tối, gây ra các sự kiện tuyệt chủng mỗi 27 triệu năm.

Như một phần của dự án VANDAM nhằm điều tra về tính đa dạng và tính chất của các hệ sao mới sinh, các nhà khoa học đã lập một số mô hình thiên văn dựa trên phân tích dữ liệu một đám mây bụi trong chòm sao Perseus. Họ nhận thấy rằng hầu hết các ngôi sao được sinh ra với ít nhất 1 anh chị em, bao gồm Mặt trời của chúng ta, theo tờ Science Alert.


Mặt trời và Nemesis có thể đã được sinh ra như một cặp đôi và vẫn tồn tại cho tới ngày nay - Ảnh: NASA/JPL-Caltech/UCLA

Theo nhà thiên văn Steven Stahler từ Đại học California ở Berkeley và nhà thiên văn Sarah Sadavoy từ Đài quan sát vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), 2 tác giả chính của nghiên cứu, đa số các hệ sao đôi được sinh ra với khoảng cách rất xa nhau.

Các hệ sao đôi cách nhau 500 đơn vị thiên văn (AU) trở lên được xếp vào lớp 0, trong khi các hệ sao gần ở khoảng trên dưới 200 AU được xếp vào lớp 1.

Hệ sao đôi gồm Mặt trời và người chị em song sinh - được đặt tên là Nemesis - được cho là thuộc lớp 0. Với khoảng cách tận 500 AU, chúng ta không thể nhìn thấy Mặt trời thứ hai này.

Để hình dung, một AU chính là khoảng cách từ Mặt trời tới Trái đất và hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời là sao Hải Vương có khoảng cách 30 AU.

Tuy vậy, Nemesis - cũng là tên của nữ thần báo thù trong thần thoại Hy Lạp - vẫn ảnh hưởng đến Trái đất mà những sự kiện tuyệt chủng lớn xảy ra mỗi 27 triệu năm là do chính Mặt trời thứ hai này. Nó liên tục khuấy đảo, làm ảnh hưởng đến sự bình yên của Hệ Mặt trời.

Điều này phù hợp với lý thuyết được đề xuất từ 23 năm trước bởi nhà thiên văn Richard Muller từ Đại học California ở Berkeley về một vật thể như sao lùn đỏ ẩn nấp cách chúng ta 1,5 năm ánh sáng; mà bằng chứng về sự tồn tại của "một cái gì đó" trong vùng tối xa xôi là các vật thể băng giá ở ngoài rìa Mặt trời bị khuấy đảo.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất