Ba tiểu hành tinh bay về phía Trái đất trong tháng 12 này
Một loạt tiểu hành tinh sẽ bay sượt qua Trái đất ở khoảng cách an toàn trong thời gian từ ngày 24 đến 29/12, bao gồm thiên thạch có đường kính 260m.
Mô phỏng một tiểu hành tinh bay trong không gian. (Ảnh: iStock)
Tiểu hành tinh đầu tiên mang tên 2016 TR54, dự kiến bay đến gần Trái đất vào ngày 24/12, theo Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất (CNEOS) của NASA. Thiên thạch này sẽ đến gần Trái đất nhất vào 13h30 ngày 24/12 theo giờ Hà Nội. Khoảng cách gần nhất giữa 2016 TR54 và Trái đất là 6,4 triệu km, gấp gần 17 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt Trăng.
CNEOS ước tính tiểu hành tinh này có đường kính 100 - 230m dựa trên các quan sát. Trong lần tiếp cận này, vật thể di chuyển với tốc độ 55.844km/h.
Tiểu hành tinh thứ hai bay sượt qua Trái đất vào cuối tháng 12 có tên 2018 AH, hơi nhỏ hơn một chút so với 2016 TR54. CNEOS ước tính vật thể rộng 84 - 190 m. 2018 AH sẽ đến gần Trái đất nhất vào 21h40 ngày 27/12, ở khoảng cách 1.002.299 km, gấp đôi khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt Trăng.
Tuy nhiên, ước tính về đường bay của 2018 AH có xác suất thấp hơn 2016 TR54, có khả năng nó sẽ không bay gần quá 4,5 triệu km tính từ Trái đất. Số liệu của CNEOS cho thấy vật thể di chuyển ở tốc độ 45.705 km/h.
Tiểu hành tinh cuối cùng trong số 3 vật thể là 2017 AE3 nhiều khả năng có kích thước lớn nhất với đường kính 120 - 260 m. Ở khoảng trên của ước tính, 2017 AE3 sẽ cao hơn một chút so với cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ, nếu hai vật thể đặt cạnh nhau.
2017 AE3 sẽ bay gần Trái đất nhất vào 8h54 ngày 29/12, ở khoảng cách 3 triệu km. Vật thể di chuyển ở tốc độ khoảng 68.558 km/h, nhanh nhất trong số 3 tiểu hành tinh.
CNEOS hiện theo dõi khoảng 26.000 tiểu hành tinh gần Trái đất (NEO) với 1.000 trong số đó có đường kính lớn hơn 1 km, nhưng chúng ít có khả năng đâm xuống Trái đất. Theo CNEOS, mối đe dọa từ các vật thể không gian này thực tế thấp hơn rất nhiều so với mối đe dọa từ tai nạn ôtô hay bệnh tật. Mặc dù khả năng va chạm là cực kỳ thấp, NASA vẫn tích cực theo dõi NEO trong những năm qua, nhằm dự đoán sớm bất kỳ tác động tiềm năng nào tới Trái đất trước khi nó xảy ra.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
