Bong bóng kỳ lạ đang "nhốt" cả Hệ Mặt trời chúng ta
Nhóm khoa học gia Mỹ khẳng định có một cấu trúc dạng bong bóng đang bọc lấy Mặt trời và toàn bộ các hành tinh của nó, tất nhiên bao gồm Trái đất.
Bong bóng này hoàn toàn không có nghĩa ẩn dụ, mà là bong bóng thật, nghĩa đen, theo khẳng định từ giáo sư thiên văn học Merav Opher từ Đại học Khoa học và nghệ thuật Boston và Trung tâm Vật lý vũ trụ (thuộc Đại học Boston), người dẫn đầu nghiên cứu.
Cấu trúc dạng bong bóng kỳ lạ theo mô tả của nhóm nghiên cứu, khiến các tia vũ trụ (màu đỏ) phải uốn mình né tránh - (Ảnh: Merav Opher).
Giáo sư Opher và các cộng sự đã sử dụng một mô hình máy tính đặc biệt, kết hợp với dữ liệu từ tàu Voyager 1 của NASA, một tàu vũ trụ đã lang thang đến tận vùng rìa của Hệ Mặt trời.
Theo nhà vật lý thiên văn James Drake từ Đại học Maryland (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cấu trúc bong bóng này do Mặt trời tạo ra, bằng các tia phản lực mạnh mẽ, bảo vệ các hành tinh bằng cách ngăn các tia vũ trụ khốc liệt trong thiên hà đi vào nhật quyển.
Mô hình của họ cho thấy các hạt hydro trung tính phát ra ở khu vực bên ngoài Hệ Mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bong bóng nhật quyển này. Tia phản lực của Mặt trời đụng độ với các tia vũ trụ trong thiên hà, tạo nên một cấu trúc như tường thành, vô hình và ổn định, khiến các tia vũ trụ phải uốn mình né tránh nhật quyển, theo tờ Phys.org.
Hình dáng của bong bóng này vẫn gây tranh cãi dù nhiều nhóm nghiên cứu khác cũng đang cố chứng minh sự tồn tại của nó. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Opher cung cấp một hình ảnh một bong bóng méo mó, trong khi một số mô hình khác từ các nhóm nghiên cứu khác cho thấy nó có thể có hình dáng thuôn dài hơn hoặc có đuôi như sao chổi.
Nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Journal.

Ngắm bức ảnh "rõ nét nhất từ trước đến nay" về Mặt trời
Nhiếp ảnh gia thiên văn Andrew McCarthy đã chia sẻ bức ảnh về Mặt trời “rõ nét nhất từ trước đến nay” của mình.

Năm 2022 sẽ có hiện tượng kỳ ảo chưa từng thấy trong lịch sử xuất hiện trên bầu trời, ai cũng muốn xem
Hệ sao nhị phân KIC 9832227 có thể sẽ xảy ra vụ nổ siêu tân tinh vào năm 2022.

Nhật thực duy nhất trong năm nhìn từ trạm ISS
Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần duy nhất trong năm nay, hiện tượng chỉ quan sát được từ Nam Cực.

NASA ký hợp đồng xây dựng các trạm vũ trụ thương mại có thể thay thế ISS
NASA đang chuyển dần cho lĩnh vực tư nhân đảm nhận công đoạn phát triển phần cứng nhằm giảm thiểu chi phí và tập trung vào mục tiêu đầy tham vọng.

Ớt vũ trụ của NASA lập hai kỷ lục mới
Thí nghiệm trồng và thu hoạch ớt trong vũ trụ của NASA lập kỷ lục cung cấp thức ăn cho nhiều phi hành gia nhất và thí nghiệm dài nhất trên trạm ISS.

Hành tinh bên cạnh Trái đất xuất hiện thứ giúp sự sống trỗi dậy?
Một bằng chứng gây bất ngờ vừa được phát hiện trên Sao Kim - hành tinh từng là bản sao của Trái Đất - đưa các nhà khoa học đến gần hơn hy vọng tìm ra sự sống.
