Tìm thấy phiên bản tương phản của Trái đất, một năm chỉ dài 8 giờ
GJ 367b là một trong những hành tinh nhỏ nhất được phát hiện và có những tính chất không tưởng, y hệt một viên đạn sắt và hoàn thành 1 quỹ đạo quanh sao mẹ chỉ trong 8 giờ.
Theo Science Alert, GJ 367b chỉ lớn hơn một chút so với sao Hỏa nhưng nặng một cách khó hiểu, giống như được làm từ sắt nguyên khối. Hành tinh kỳ lạ quay quanh một ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta chỉ 31 năm ánh sáng, "mát" hơn Mặt trời rất nhiều.
Hành tinh màu đỏ cực nặng và lao như một viên đạn quanh sao mẹ - (Ảnh: Patricia Klein).
Nhà thiên văn học Kristine Lam từ Viện Nghiên cứu hành tinh của Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức cho biết mặc dù GJ 367b có kích cỡ và sao mẹ đúng như những gì chúng ta trông đợi về một ứng cử viên "Trái đất thứ hai", nhưng khoảng cách gần đến vô lý giữa nó và sao mẹ đã phá vỡ hoàn toàn khả năng tồn tại sự sống.
Hành tinh bay sát sao mẹ đến nỗi 1 năm trên đó, tức thời gian để nó hoàn thành 1 vòng quanh sao mẹ, chỉ bằng... 8 giờ Trái đất. Các nhà thiên văn đã xác định được sự tồn tại của nó nhờ nắm bắt sự thay đổi rất nhỏ trong ánh sáng của ngôi sao mẹ truyền tới Trái đất.
Đây là một hành tinh cực nóng với nhiệt độ bề mặt có thể lên đến 1.300 - 1.500 độ C, như một phiên bản địa ngục của Trái đất.
Tuy vậy, việc phát hiện ra GJ 367b vẫn đưa các nhà khoa học tiến gần hơn đến việc truy tìm Trái đất thứ 2, bởi những hành tinh nhỏ, khó tìm, thường là những ứng cử viên phù hợp cho sự sống nhất. Ứng dụng các phương pháp tìm kiếm GJ 367b, họ có thể tìm thấy những hành tinh nhỏ bé tương tự, và trong số đó sẽ phải có những hành tinh nằm ở khoảng cách vừa đủ với sao mẹ, có nhiệt độ phù hợp sự sống.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
