Trung Quốc tổ chức lớp học trực tuyến từ bên ngoài không gian

Trong buổi học trực tuyến từ không gian, các phi hành gia Trung Quốc cho các sinh viên trên Trái đất tham quan các khu vực sinh sống và làm việc của trạm vũ trụ.

Lớp học trực tuyến đầu tiên từ trạm vũ trụ của Trung Quốc dành cho các sinh viên trên Trái đất được tổ chức vào ngày 9/12 do phi hành đoàn của tàu vũ trụ Thần Châu-13 thực hiện.

Trung Quốc tổ chức lớp học trực tuyến từ bên ngoài không gian
Bức ảnh chụp tại Macao ở miền Nam Trung Quốc vào ngày 9/12/2021, cho thấy thành viên phi hành đoàn Thần Châu 13 Vương Á Bình đang giảng bài từ trạm vũ trụ của Trung Quốc thông qua cuộc gọi video. (Ảnh: chinadaily.com.cn)

Lớp học bắt đầu lúc 15h40 (giờ Bắc Kinh) với tổng số 1.420 sinh viên dự khán tại 5 phòng học được bố trí trên khắp Trung Quốc. Phòng học chính là tại Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Các phòng học khác cũng được bố trí ở Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây, huyện Vấn Xuyên ở tỉnh Tứ Xuyên và hai vùng lãnh thổ Hong Kong và Macao.

Trong buổi học, với sự hỗ trợ của 2 đồng nghiệp, nữ phi hành gia Vương Á Bình đã cho các sinh viên tham quan các khu vực sinh sống và làm việc của trạm vũ trụ.

Các sinh viên có thể nhìn thấy chiếc lò vi sóng, máy lọc nước và tủ lạnh trong nhà bếp.

Trả lời câu hỏi của một sinh viên tại Hong Kong về vấn đề nước sinh hoạt, nữ phi hành gia Vương Á Bình cho biết nước họ uống đã được tái chế và không có sự khác biệt về hương vị giữa nước thông thường và nước tái chế. Cô cho biết với hệ thống tái chế nước, mọi giọt nước trong trạm vũ trụ đều được tận dụng triệt để.

Cũng theo cô Vương Á Bình, các phi hành gia có thể trông hơi mập mạp và mũm mĩm vì môi trường vi trọng lực trong không gian có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Họ sử dụng máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục và các dây kháng lực để nâng cao sức khỏe.

Trong khi đó, phi hành gia Trác Chí Cương giới thiệu bộ đồng phục mà phi hành gia Diệp Quang Phú đang mặc trong buổi học. Theo ông Trác Chí Cương, bộ trang phục áo liền quần này có nhiều dây thun bên trong để giúp các phi hành gia duy trì sức mạnh cơ bắp của họ.

Sau đó, phi hành gia Diệp Quang Phú đã trình bày các thí nghiệm liên quan đến sự phát triển của tế bào trong môi trường không trọng lượng trong không gian.

Họ so sánh sự phát triển và hình dạng của các tế bào trong môi trường trọng lực nhân tạo và không trọng lực để nghiên cứu các quy tắc và cơ chế thay đổi của chúng.

Hồi tháng 10, tàu Thần Châu 13 đã mang theo 3 phi hành gia gồm Trác Chí Cương, Vương Á Bình và Diệp Quang Phú lên không gian với nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ của Trung Quốc.

Trong đó, phi hành gia Trác Chí Cương là người Trung Quốc đầu tiên để lại dấu chân trong không gian trong sứ mệnh đưa người vào vũ trụ của tàu Thần Châu 7 năm 2008; phi hành gia Diệp Quang Phú là người lần đầu bay vào vũ trụ và phi hành gia Vương Á Bình là nữ phi hành gia đầu tiên có mặt trên trạm vũ trụ và bước ra ngoài không gian của Trung Quốc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Giấc mơ bay vào vũ trụ đã thành hiện thực" của tỷ phú Nhật Bản

Trên tài khoản Twitter, tỷ phú ngành thời trang Nhật Bản Yusaku Maezawa hào hứng ghi: " Giấc mơ đã thành hiện thực".

Đăng ngày: 10/12/2021
Ảnh chụp núi lửa từ không gian gây nhầm lẫn

Ảnh chụp núi lửa từ không gian gây nhầm lẫn

Trong ảnh của vệ tinh Landsat 8, vệt trắng dài phía trên núi lửa Michael khó phân biệt được là một loại mây đặc biệt hay cột khói thông thường.

Đăng ngày: 09/12/2021
Thứ giúp con người xuất hiện sẽ

Thứ giúp con người xuất hiện sẽ "dẫn đường" đến người ngoài hành tinh?

Nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) đã chỉ ra kim loại cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự sống Trái đất tiến hóa, góp phần giúp nhân loại được ra đời.

Đăng ngày: 09/12/2021
Hàn Quốc muốn đáp tàu xuống tiểu hành tinh rộng 340m

Hàn Quốc muốn đáp tàu xuống tiểu hành tinh rộng 340m

Chớp thời cơ Apophis tới sát Trái Đất năm 2029, các chuyên gia sẽ phóng tàu tiếp cận tiểu hành tinh này, thậm chí lấy mẫu vật mang về.

Đăng ngày: 09/12/2021
Bong bóng kỳ lạ đang

Bong bóng kỳ lạ đang "nhốt" cả Hệ Mặt trời chúng ta

Nhóm khoa học gia Mỹ khẳng định có một cấu trúc dạng bong bóng đang bọc lấy Mặt Trời và toàn bộ các hành tinh của nó, tất nhiên bao gồm Trái Đất.

Đăng ngày: 08/12/2021
Ngắm bức ảnh

Ngắm bức ảnh "rõ nét nhất từ trước đến nay" về Mặt trời

Nhiếp ảnh gia thiên văn Andrew McCarthy đã chia sẻ bức ảnh về Mặt trời “rõ nét nhất từ trước đến nay” của mình.

Đăng ngày: 08/12/2021
Năm 2022 sẽ có hiện tượng kỳ ảo chưa từng thấy trong lịch sử xuất hiện trên bầu trời, ai cũng muốn xem

Năm 2022 sẽ có hiện tượng kỳ ảo chưa từng thấy trong lịch sử xuất hiện trên bầu trời, ai cũng muốn xem

Hệ sao nhị phân KIC 9832227 có thể sẽ xảy ra vụ nổ siêu tân tinh vào năm 2022.

Đăng ngày: 08/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News