Thụy Sĩ cấp phép "hộp an tử" đầu tiên trên thế giới
Giới chức Thụy Sĩ vừa phê duyệt tính hợp pháp của mô hình hộp kín phục vụ cho việc an tử được in công nghệ 3D và sẽ sẵn sàng đưa vào vận hành từ năm sau.
An tử là việc chấm dứt cuộc sống của một người một cách có chủ ý, thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa, theo cách ít hoặc không đau đớn vì những lợi ích của người đó.
Mô hình hộp an tử Sarco. (Ảnh: RT).
Theo kênh truyền hình RT, an tử được xem là hợp pháp tại Thụy Sĩ. Khoảng 1.300 người dân ở quốc gia châu Âu này đã sử dụng biện pháp an tử trong năm 2020.
Thông thường, sinh mạng của các bệnh nhân sẽ kết thúc thông qua việc nạp chất natri pentobarbital lỏng vào cơ thể, khiến họ trở nên hôn mê sâu trước khi qua đời.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Philip Nitschke, nhà phát triển hộp an tử Sarco, khẳng định sẽ giúp khách hàng của mình đạt được mục đích nhanh chóng và êm ái mà không cần sử dụng thuốc.
Cụ thể, chiếc hộp kín Sarco sẽ được bơm đầy khí ni-tơ, do đó làm giảm nhanh chóng nồng độ oxy và khiến người bên trong tử vong vì thiếu oxy.
Người sử dụng sẽ cảm thấy hơi choáng váng, thậm chí là một chút hưng phấn nhẹ trước khi mất nhận thức. Trả lời phỏng vấn trang SwissInfo hôm 4/12, ông Nitshke khẳng định nhờ phương pháp này, cái chết sẽ xảy ra trong vòng 30 giây mà không cảm giác nghẹt thở hay hoảng sợ.
Cỗ máy này được kích hoạt từ bên trong và người nằm trong hộp an tử có thể tự bấm nút quyết định mà không cần đến sự hỗ trợ của người khác. Chiếc hộp này rất dễ di chuyển nên có thể vận chuyển đến bất kỳ địa điểm nào theo lựa chọn của người bệnh.
Theo ông Philip Nitschke, việc thẩm định tính hợp pháp của công nghệ an tử trên vừa được hoàn thiện mà không gặp trở ngại nào.
Mẫu hộp an tử Sarco thứ ba đang được in 3D tại Hà Lan và sẽ sẵn sàng sử dụng tại Thụy Sĩ từ năm sau.
Trong đoạn clip giới thiệu năm 2020, ông Nitschke dự định sẽ không thu phí sử dụng công nghệ này. Ông cũng sẽ công khai bản in của Sarco trên mạng Internet để ý tưởng này được nhân rộng khắp thế giới.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".
