Trái Đất có nguy cơ bị hàng trăm thiên thạch tấn công

Một vành đai thiên thạch chưa từng được biết đến đang trên đường bay vào hệ mặt trời. Điều này đặt Trái Đất đứng trước nguy cơ bị hàng trăm thiên thạch va chạm vào khoảng năm 2020.

Theo NASA dự báo, có khoảng 400 vụ va chạm thiên thạch có thể xảy ra từ năm 2017-2113, dựa trên kết quả quan sát các thiên thể vũ trụ trong vòng 60 ngày vừa qua.

Hầu hết các thiên thạch sắp va chạm với Trái Đất đều có đường kính tối đa khoảng 100m - tương đương kích thước của khoảng 7 chiếc xe bus hai tầng - và có khả năng gây ra những thiệt hại đáng kể.

Vào tuần trước, giáo sư Brian Cox đã cảnh báo về một thiên thạch có kích thước bằng một chiếc xe bus, mang tên 2014 EC, trong tháng 3 vừa qua, suýt tiếp cận với Trái Đất khi chỉ cách chúng ta 61.637km.

Giáo sư Cox cho biết khi 2014 EC sượt qua Trái Đất cách đây vài tháng, thiên thạch này đã ở vào khoảng cách rất nguy hiểm. “Chúng ta không nhìn thấy mà chỉ phát hiện ra thiên thạch này khi nó đang trên đường bay đi. Nếu thiên thạch nay bay gần Trái Đất hơn một chút, điều tồi tệ đã xảy ra”, Brian Cox nói.

Chưa hết, Brian Cox dự báo vào năm 2020, sẽ có “một thiên thạch được gửi đích danh cho chúng ta”.

Thiên thạch 2012 DA14, được phát hiện bởi các nhà thiên văn học tại Đài quan sát LaSagra, Tây Ban Nha, hiện đang có khả năng sẽ va chạm vào hành tinh chúng ta. Mặc dù khả năng này chỉ ở mức dưới 1%, nhưng các nhà khoa học cho rằng không thể loại trừ tình huống xấu nhất có thể xẩy ra.

Paul Chodas, một nhà thiên văn học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Lực đẩy Phản lực (JPL) của NASA cho biết: “Quỹ đạo của 2012 DA14 hiện đang rất giống với quỹ đạo Trái Đất, vì vậy nó sẽ thường xuyên ở vào vị trí rất gần với chúng ta".

Theo JPL, có tới hơn 100 cấu trúc dạng vòng trên Trái Đất có thể đã được tạo ra do các vụ va chạm thiên thạch. Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sỹ David Morrison tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA, ước tính có tới hơn 2.000 thiên thạch có kích thước lớn hơn 1 km trong không gian. NASA cho biết vụ va chạm với một thiên thạch loại này tại những khu vực đông dân hay trọng yếu có thể trở thành một thảm họa, nhưng sẽ không đe dọa tới toàn bộ nền văn minh loài người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News