Trái Đất đang bị đe dọa bởi các thiên thạch

Theo Đài Tiếng nói nước Nga đêm 5/10, tại Viện thiên văn ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ở thành phố St. Petersburg đã diễn ra Hội nghị quốc tế "Nguy cơ thiên thạch-2009" với nỗ lực tìm cách phòng chống nguy cơ tiềm ẩn từ không gian vũ trụ.

Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông Andrei Finkelstein, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga, đồng thời là Giám đốc Viện Thiên văn ứng dụng, cho biết Trái Đất hiện đang bị đe dọa bởi các thiên thạch trong không gian và nguy cơ xảy ra va chạm giữa Trái Đất với những thiên thạch này không còn là chuyện viễn tưởng.

Ảnh minh họa một thiên thạch gần trái đất. (Nguồn: timeinc.net)

Một dẫn chứng cụ thể là vụ khối thiên thạch Tunguska rơi xuống vùng Siberi hồi năm 1908, mà cho đến nay ở khu vực này vẫn còn ghi đậm những dấu vết khủng khiếp của sự cố đó. Chính vì vậy, nhiệm vụ của giới khoa học là bảo vệ Trái Đất thoát khỏi những va chạm nguy hiểm này.

Theo ông Finkelstein, hiện các nhà khoa học trên thế giới đang tích cực nghiên cứu các phương pháp nhằm chống lại sự va chạm của các vật thể vũ trụ, tiểu hành tinh và thiên thạch với Trái Đất, tuy nhiên, các phát minh khoa học kỹ thuật mới đang ở giai đoạn đầu tiên và vẫn chưa chuyển sang giai đoạn thử nghiệm.

Trong số những phát minh này có gần 15 công nghệ kỹ thuật có thể được sử dụng trong tương lai, như việc phá nổ thiên thạch bằng vũ khí hạt nhân hay phá huỷ thiên thạch đang tiến gần đến Trái Đất bằng một thiên thạch khác.

Các nhà khoa học Nga hiện cũng đang nghiên cứu quỹ đạo của các vật thể vũ trụ, tiểu hành tinh và thiên thạch, đánh giá mức độ mạo hiểm và dự đoán khả năng rủi ro khi vật thể vũ trụ va chạm với Trái Đất.

Để thực hiện hoạt động này, các nhà khoa học đã sử dụng mạng lưới kỹ thuật vô tuyến điện “Kvazar”, do Viện Hàn lâm Khoa học Nga xây dựng, cũng như các đài thiên văn hiện có.

Theo kế hoạch, ở vùng Viễn Đông sẽ xây dựng trạm rađa mạnh để định vị các tiểu hành tinh và thiên thạch gần Trái Đất. Theo ông Finkelstein, các dự án nói trên là nhằm xây dựng một “tấm lá chắn” bảo vệ Trái Đất khỏi các vụ "tấn công" của thiên thạch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News