Trái đất đang ngày càng "nguy hiểm" và khó sống hơn

Giới chuyên gia cảnh báo Trái đất đang trở thành một nơi ngày càng nguy hiểm và khó sống hơn với các thế hệ tương lai khi nồng độ carbon dioxide tăng vọt lên mức kỷ lục trong vòng 800.000 năm qua.

Theo báo Usa Today, nồng độ khí carbon dioxide (CO2) - loại khí là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, còn gọi là khí nhà kính, trong tháng 4 năm nay đã vừa đạt tới mức kỷ lục trong vòng 800.000 năm qua.

Trái đất đang ngày càng nguy hiểm và khó sống hơn
Nồng độ carbon dioxide tăng vọt lên mức kỷ lục trong vòng 800.000 năm qua - (Ảnh: GETTY).

Cụ thể, nồng độ CO2 tính theo thể tích đã vọt lên mức 410 ppm, có nghĩa là trong 1m3 không khí có 410mg CO2.

Theo dữ liệu theo dõi của Viện Hải dương học Scripps, nồng độ trung bình của khí CO2 trong không khí đo được trong tháng 4 vừa qua cũng tăng 30% so với nồng độ CO2 của không khí toàn cầu kể từ thời điểm người ta bắt đầu đo lường nồng độ này năm 1958.

Cũng theo Viện Scripps, trước khi bắt đầu giai đoạn Cách mạng Công nghiệp, lượng CO2 cũng dao động ở nhiều mức cao, song chưa bao giờ vượt quá mốc 300 ppm.

Ông Ralph Keeling - chuyên gia có thời gian theo dõi lâu nhất về nồng độ CO2 trên Trái đất của Viện hải dương học Scripps giải thích: "Chúng ta vẫn tiếp tục đốt các nhiên liệu hóa thạch. CO2 vẫn tiếp tục tích tụ vào không khí. Về cơ bản mọi chuyện đơn giản là thế".

Bà Katharine Hayhoe - nhà khoa học thời tiết thuộc Đại học Công nghệ Texas, bày tỏ lo ngại: "Điều khiến tôi lo lắng nhất không phải vì chúng ta vừa vượt qua một cột mốc nữa, mà chính là xu hướng tiếp tục tăng lên đó có nghĩa chúng ta vẫn đang tiếp tục giữ nguyên xi tốc độ tiến về phía trước với một trải nghiệm chưa từng có tiền lệ trên hành tinh của mình, ngôi nhà duy nhất chúng ta có".

Tổ chức Khí tượng học Thế giới cho rằng việc tăng thêm các loại khí như carbon dioxide, methane và nitrous oxide (N2O) đang làm trầm trọng hơn tình trạng biến đổi khí hậu và khiến "hành tinh của chúng ta trở nên nguy hiểm và không thể ở được với các thế hệ tương lai".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Nhựa có thể được tái chế rất nhiều lần

Nhựa có thể được tái chế rất nhiều lần

Thiết kế nhựa có thể dễ dàng tái sử dụng là một trong những cuộc tấn công chống lại vấn đề chất thải nhựa toàn cầu.

Đăng ngày: 07/05/2018
Khói và dung nham đỏ rực phun trào từ miệng núi lửa Hawaii

Khói và dung nham đỏ rực phun trào từ miệng núi lửa Hawaii

Núi lửa Kilauea bắt đầu phun trào sau hàng loạt trận động đất nhẹ xảy ra từ đầu tuần.

Đăng ngày: 05/05/2018
Video: Xuất hiện vòi rồng

Video: Xuất hiện vòi rồng "khủng" trên biển Phú Quốc

Cách đây vài giờ, tài khoản facebook Lê Xuân Thiều có đăng tải lên mạng một đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh một luồng xoáy khổng lồ xuất hiện giữa biển.

Đăng ngày: 02/05/2018
Động băng lớn nhất Trung Quốc không tan chảy vào mùa hè

Động băng lớn nhất Trung Quốc không tan chảy vào mùa hè

Động băng Ninh Vũ nằm trên dãy núi thuộc tỉnh Sơn Tây có quy mô lớn nhất Trung Quốc, theo Amusing Planet.

Đăng ngày: 28/04/2018
Đảo rác khổng lồ tại Thái Bình Dương sẽ được dọn nhờ hệ thống tuyệt vời này

Đảo rác khổng lồ tại Thái Bình Dương sẽ được dọn nhờ hệ thống tuyệt vời này

Ở giữa Thái Bình Dương, có một hòn đảo khổng lồ làm bằng... rác. Nó được viết tắt là GPGP, nằm giữa California và Hawaii và có diện tích lớn hơn cả ba nước Đức, Pháp, Tây Ban Nha cộng vào.

Đăng ngày: 27/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News