Trái đất nóng lên, loài chim cánh cụt hoàng đế có nguy cơ tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu cho biết khí hậu Trái đất nóng lên có nguy cơ "xóa sổ" tới 70% số chim cánh cụt hoàng đế vào cuối thế kỷ 21, đẩy loài chim này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Theo các nhà khoa học, khi biến đổi khí hậu làm biến mất nhiều loài cá và mực, vốn là thức ăn cho các loài không bay được, nên chim cánh cụt phải bơi đi xa hơn để tìm kiếm thức ăn. Chuyên gia Celine Le Bohec tại Đại học Strasbourg và trung tâm nghiên cứu CNRS ở Pháp cho biết: "Với hầu hết các đàn, khoảng cách chuyến đi kiếm ăn vào mùa hè của các con bố mẹ sẽ trở nên quá dài khiến các con chim con chết đói do phải chờ đợi". Theo bà Le Bohec: "nếu biến đổi khí hậu tiếp tục với tốc độ hiện nay, loài sinh vật này có thể biến mất".

Trái đất nóng lên, loài chim cánh cụt hoàng đế có nguy cơ tuyệt chủng
Chim cánh cụt tại Le Croisic, miền tây Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Bà Bohec và các cộng sự tính toán rằng chỉ trong vài thập kỷ tới, khoảng 1,1 triệu cặp chim cánh cụt hoàng đế sẽ buộc phải rời bỏ nơi sinh nở hiện nay, chủ yếu trên các đảo Crozet, Prince Edward và đảo Kerguelen.

Với đà này vào năm 2100, hành tinh xanh sẽ nóng thêm 3-4 độ C so với mức nhiệt từ giữa thế kỷ 19. Ngay cả khi con người có thể giữ mức tăng nhiệt bề mặt Trái đất giới hạn ở 2 độ C, mục tiêu mà 197 quốc gia đặt ra trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, thì một nửa loài chim có thể buộc phải di cư tới một nơi chưa thể xác định. Vấn đề là có ít điểm đến thay thế, gây ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc tìm kiếm thức ăn và duy trì nòi giống.

Theo chuyên gia Robin Cristofari, thuộc Trung tâm Khoa học Monaco, "chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay những hòn đảo ở Nam Đại Dương, và không phải tất cả đều phù hợp để có thể duy trì được các ổ sinh nở lớn cho loài chim này".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Nhìn thấy phiên bản mini chính mình, hải cẩu làm điều bất ngờ

Nhìn thấy phiên bản mini chính mình, hải cẩu làm điều bất ngờ

Một con hải cẩu đáng yêu sống tại Mombetsu Land, ở Hokkaido, Nhật Bản mới đây nhận được một món quà đặc biệt từ nhân viên vườn thú nhân dịp năm mới.

Đăng ngày: 27/02/2018
Tấn công linh dương lớn gấp 20 lần, lửng mật bị húc bay

Tấn công linh dương lớn gấp 20 lần, lửng mật bị húc bay

Ban đầu, con lửng đo thẳng đến mép đầm và bắt đầu uống nước, phớt lờ các con vật xung quanh. Đột nhiên, nó lao tới tấn công con linh dương châu Phi đơn độc ở cách đó không xa.

Đăng ngày: 27/02/2018
Chiếc “búa” của cá mập đầu búa để làm gì?

Chiếc “búa” của cá mập đầu búa để làm gì?

Có ý kiến cho rằng phần lồi ra trên đầu cá mập đầu búa giúp chúng có các thụ quan cảm nhận điện trường dài hơn.

Đăng ngày: 26/02/2018
Lý giải tại sao chó Béc-giê thường được đào tạo thành cảnh khuyển

Lý giải tại sao chó Béc-giê thường được đào tạo thành cảnh khuyển

Chó Becgie (German Shepherd) là một giống chó tương đối mới của Đức, vốn được gây giống từ năm 1899 với mục đích ban đầu là để chăn cừu.

Đăng ngày: 26/02/2018
Rắn kịch độc dùng mưu bẫy chim, đoạt mạng trong nháy mắt

Rắn kịch độc dùng mưu bẫy chim, đoạt mạng trong nháy mắt

Theo Daily Star, đoạn video bắt đầu với cảnh một con nhện bò lên “tảng đá” trong một khu vực khu rừng.

Đăng ngày: 26/02/2018
Mải giao chiến, rắn sãi kẹt đầu trong miệng rắn roi

Mải giao chiến, rắn sãi kẹt đầu trong miệng rắn roi

Cảnh tượng rắn roi mõm dài xanh và rắn sãi đọ sức lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia Eshanya Sharma ở Karnataka, Ấn Độ, Story Trender hôm 23/2 đưa tin.

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News