Trái đất sắp có thêm mặt trăng nhỏ trong 2 tháng
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Complutense Madrid phát hiện một tiểu hành tinh rộng 10 m trở thành "mặt trăng mới" sẽ quay quanh Trái đất từ tháng 9 đến tháng 11.
Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Research Notes of the AAS, hai chuyên gia Carlos de la Fuente Marcos và Raúl de la Fuente Marcos từ Đại học Complutense Madrid, Tây Ban Nha, trình bày về đường đi dự kiến của tiểu hành tinh 2024 PT5, Phys hôm 13/9 đưa tin.
Minh họa tiểu hành tinh bay tới gần Trái đất. (Ảnh: Buradaki)
Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy, nhiều tiểu hành tinh từng bị hút vào quỹ đạo hình elip một phần hoặc toàn phần quanh Trái đất, sau đó thoát ra. Ví dụ, năm 2006, một tiểu hành tinh nhỏ đã quay quanh Trái đất khoảng một năm. Một tiểu hành tinh khác thậm chí quay quanh Trái đất vài năm trước khi rời đi vào năm 2020.
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia xem xét tiểu hành tinh nhỏ 2024 PT5 được phát hiện vào tháng 8 nhờ Hệ thống Cảnh báo Cuối cùng về Va chạm Tiểu hành tinh. Nghiên cứu trước đó cho thấy, tiểu hành tinh này không có đường bay va chạm với Trái đất, và họ nghi ngờ nó có thể bị lực hấp dẫn của hành tinh xanh kéo lại một thời gian.
Nhóm chuyên gia cũng lưu ý rằng 2024 PT5 có kích thước nhỏ với đường kính chỉ 10m. Dựa vào kích thước, tốc độ và đường bay hiện tại, họ tính toán đường bay của tiểu hành tinh vài tháng tới và phát hiện rằng nó sẽ tới đủ gần để bị lực hấp dẫn của Trái đất giữ lại vài tháng. Cụ thể, tiểu hành tinh nhỏ dự kiến quay quanh Trái đất một vòng, trở thành "mặt trăng mới" trong khoảng 53 ngày, bắt đầu từ cuối tháng 9 và rời đi giữa tháng 11.
Ngoài ghi chép đường bay, các nhà nghiên cứu cũng tính toán nguồn gốc của 2024 PT5. Họ nhận thấy thiên thể này có khả năng đến từ vành đai tiểu hành tinh Arjuna, gồm nhiều tiểu hành tinh với quỹ đạo quanh Mặt Trời tương tự như quỹ đạo của Trái đất. Họ cũng cho biết, không có khả năng 2024 PT5 là một mảnh rác vũ trụ vì nó có quỹ đạo giống một vật thể có nguồn gốc tự nhiên.

400 thiên hà, gồm cả thiên hà chúng ta, đang bị hút về phía bí ẩn
Các nhà thiên văn học nhận thấy 400 thiên hà, bao gồm cả thiên hà của chúng ta, đang bị kéo về phía "thứ gì đó" không thể nhìn thấy.

Robot NASA liên tục bắt được “tín hiệu sự sống không mong đợi"
Methane, một trong những dấu hiệu gợi ý về sự sống ngoài hành tinh, đã được tìm thấy một cách đầy vô lý bởi robot Curiosity.

NASA phát triển tên lửa nhiệt hạt nhân đưa con người lên sao Hỏa trong 45 ngày
NASA sẽ phát triển tên lửa hạt nhân để cắt giảm thời gian thực hiện chuyến đi có người lái tới Sao Hỏa từ 7 tháng xuống còn 45 ngày.

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Trung Quốc cắm cờ trên vùng tối Mặt trăng
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới cắm cờ lên Vùng tối Mặt Trăng, đồng thời đưa mẫu vật ở đây về Trái đất.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
