Trái đất sẽ trở thành "Hành tinh lạ" vào năm 2500 nếu con người tiếp tục làm hại môi trường
Có nhiều báo cáo dựa trên nghiên cứu khoa học nói về những tác động lâu dài của biến đổi khí hậu - như mức độ gia tăng của khí nhà kính, nhiệt độ và mực nước biển - vào năm 2100. Ví dụ, Thỏa thuận chung Paris yêu cầu hạn chế sự nóng lên toàn cầu, ở mức dưới 2,0 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ này.
Cứ vài năm một lần kể từ năm 1990, các nhà khoa học môi trường đã đánh giá hoạt động thông qua các báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) và các báo cáo đặc biệt liên quan. Các báo cáo của IPCC đánh giá những nghiên cứu hiện có để cho thấy chúng ta đang ở đâu và chúng ta cần làm gì trước năm 2100 để đạt được các mục tiêu của mình và điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta không đạt được mục tiêu.
Đánh giá của Liên hợp quốc về Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC) được công bố gần đây cảnh báo rằng con người có thể đối mặt mức độ ấm lên rất nguy hiểm 2,7 độ C vào năm 2100, điều này có nghĩa là xảy ra hỏa hoạn, bão, hạn hán, lũ lụt và nắng nóng chưa từng có, và thay đổi hệ sinh thái dưới nước.
Con người có thể đối mặt mức độ ấm lên rất nguy hiểm 2,7 độ C vào năm 2100.
Nếu những người sinh ra bây giờ sẽ chỉ ở độ tuổi 70 vào năm 2100. Thế giới sẽ như thế nào đối với con cháu của họ?
Vào năm 2100, khí hậu có ngừng ấm lên không? Nếu không, điều này có ý nghĩa gì đối với con người hiện tại và trong tương lai? Trong bài báo gần đây trên Tạp chí Global Change Biology, các nhà khoa học đã bắt đầu trả lời câu hỏi này.
Các nhà khao học đã chạy dự báo mô hình khí hậu toàn cầu dựa trên Đường nồng độ khí nhà kính đại diện (Representative Concentration Pathways - RCP), là dự báo phụ thuộc vào thời gian về nồng độ khí nhà kính (GHG) trong khí quyển.
Các dự báo đã lập mô hình các kịch bản giảm thiểu thấp (RCP6.0), trung bình (RCP4.5) và cao (RCP2.6, tương ứng với mục tiêu Thỏa thuận chung Paris "thấp hơn 2 độ C") cho đến năm 2500.
Họ cũng lập mô hình phân bố thực vật, nhiệt độ và điều kiện phát triển cho các loại cây trồng chính hiện tại của chúng ta, để hiểu về những thách thức môi trường mà trẻ em ngày nay và con cháu của chúng có thể phải thích nghi từ thế kỷ 22 trở đi.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng sau năm 2100 theo mô hình RCP4.5 và 6.0. Theo các kịch bản đó, thảm thực vật và các khu vực trồng trọt tốt nhất sẽ phải di chuyển về phía các cực, và diện tích thích hợp cho một số loại cây trồng bị giảm đi. Những nơi có lịch sử lâu đời về sự phong phú hệ sinh thái, như lưu vực sông Amazon, có thể trở nên cằn cỗi.
Nhiệt độ có thể lên đến mức gây tử vong cho con người ở các vùng nhiệt đới hiện có dân cư đông đúc.
Hơn nữa, họ nhận thấy nhiệt độ có thể lên đến mức gây tử vong cho con người ở các vùng nhiệt đới hiện có dân cư đông đúc. Những khu vực như vậy có thể trở nên không thể cư trú được. Ngay cả trong các kịch bản giảm thiểu cao, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mực nước biển vẫn tiếp tục tăng do sự mở rộng và trộn lẫn nước trong các đại dương ấm lên.
Mặc dù những phát hiện này dựa trên một mô hình khí hậu, nhưng chúng nằm trong phạm vi dự đoán từ những mô hình khác và giúp tiết lộ mức độ tiềm ẩn của biến động khí hậu trên quy mô thời gian dài hơn.
Để thực sự miêu tả một thế giới có nhiệt độ thấp/nhiệt độ cao có thể trông như thế nào so với những gì chúng ta đã trải qua cho đến bây giờ, họ đã sử dụng các dự đoán và chuyên môn nghiên cứu đa dạng của mình để đưa ra một loạt chín bức tranh bao quát một nghìn năm (1500, 2020, và 2500) trong ba cảnh quan khu vực chính (Amazon, Trung Tây Mỹ và tiểu lục địa Ấn Độ).
Các hình ảnh của năm 2500 tập trung vào dự báo RCP6.0.
Rừng Amazon
Hình ảnh chính giữa là phong cảnh ngày nay.
Hình trên cho thấy một ngôi làng bản địa truyền thống trước khi tiếp xúc thế giới hiện đại (năm 1500) với lối đi ra sông và hoa màu được trồng trong rừng nhiệt đới. Hình ảnh chính giữa là phong cảnh ngày nay. Hình ảnh dưới cùng được coi là năm 2500 và cho thấy một cảnh quan cằn cỗi và mực nước thấp do thảm thực vật suy giảm, với cơ sở hạ tầng thưa thớt hoặc xuống cấp và gần như vắng bóng người.
Trung Tây Mỹ
Ảnh thứ hai là cùng một khu vực ngày nay, với một nền độc canh ngũ cốc và những nhà thu hoạch lớn.
Bức tranh đầu tiên dựa trên thời kỳ tiền thuộc địa Các thành phố và cộng đồng bản địa với các căn nhà và nền nông nghiệp dựa trên ngô đa dạng. Thứ hai là cùng một khu vực ngày nay, với một nền độc canh ngũ cốc và những nhà thu hoạch lớn. Tuy nhiên, hình ảnh cuối cùng cho thấy sự thích nghi của nông nghiệp với khí hậu cận nhiệt đới nóng ẩm, với hình thức nông lâm kết hợp cận nhiệt đới được tưởng tượng dựa trên cây cọ dầu và các loài xương rồng ở vùng khô hạn. Các loại cây trồng được chăm sóc bởi drone với AI, giảm thiểu sự hiện diện của con người.
Tiểu lục địa Ấn Độ
Ảnh thứ 2 là khung cảnh ngày nay cho thấy sự pha trộn giữa canh tác lúa nước truyền thống và cơ sở hạ tầng hiện đại.
Hình ảnh trên là cảnh làng nông nghiệp bận rộn với việc trồng lúa, chăn nuôi và đời sống xã hội. Thứ hai là khung cảnh ngày nay cho thấy sự pha trộn giữa canh tác lúa nước truyền thống và cơ sở hạ tầng hiện đại hiện diện ở nhiều khu vực của miền Nam Toàn cầu. Hình ảnh dưới cùng cho thấy một tương lai của các công nghệ thích ứng với nhiệt bao gồm nông nghiệp robot và các tòa nhà xanh với sự hiện diện tối thiểu của con người do nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân.
Tương lai như môi trường ngoài hành tinh?
Từ năm 1500 đến ngày nay, chúng ta đã chứng kiến quá trình thuộc địa hóa và cuộc Cách mạng Công nghiệp, sự ra đời của các nhà nước và thể chế hiện đại, sự đốt cháy hàng loạt nhiên liệu hóa thạch và sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Nếu chúng ta không ngăn chặn được sự nóng lên, 500 năm tới và hơn thế nữa sẽ thay đổi Trái đất theo những cách thách thức khả năng duy trì nhiều yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta.
Trái Đất của các dự báo mức độ cao là một nơi xa lạ với con người. Sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt là khẩn cấp giảm lượng khí thải, trong khi tiếp tục thích ứng với tình trạng ấm lên mà chúng ta không thể thoát khỏi, hoặc bắt đầu coi sự sống trên Trái đất tương lai sẽ rất khác với sự sống mà ta từng biết.

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới
Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
