Tưởng nhầm là kẻ địch, quạ tấn công drone chở cà phê

Một công ty vận chuyển bằng drone phải tạm dừng hoạt động ở vùng ngoại ô Canberra do mối đe dọa trên không từ những con quạ muốn bảo vệ lãnh thổ.

Vấn đề chim sà xuống từ trên cao rất phổ biến ở Australia. Trong mùa sinh sản, các loài như chim ác là có thể tấn công những người dân tới quá gần tổ. Quạ cũng là một loài chim có tập tính như vậy. Thậm chí, chúng còn nhắm vào drone chở hàng. Trong video do Ben Roberts, cư dân ở vùng ngoại ô Harrison của thành phố Canberra, con quạ lao vào chiếc drone đang hạ cánh để giao cà phê. Chiếc drone giảm dần độ cao và chuẩn bị thả túi hàng. Nhưng ngay lúc đó, con chim sà tới, bám vào cỗ máy giữa không trung và mổ liên tục.

Vụ tấn công kéo dài vài giây. Nhiều cánh quạt của drone kêu vù vù trong lúc phương tiện cố giữa thăng bằng. Con quạ nhanh chóng bay đi và chiếc drone có thể hạ túi hàng xuống bằng dây thừng. Đây không phải lần đầu tiên túi cà phê của Roberts trở thành mục tiêu tấn công của bầy chim. Bầy chim từng tìm cách tiếp cận drone trước đây và dường như chúng biết tránh những cánh quạt xoay tròn.

Tưởng nhầm là kẻ địch, quạ tấn công drone chở cà phê
Drone bất ngờ bị quạ tập kích.

Canberra đang trong thời gian phong tỏa do Covid-19, dẫn tới số người đặt hàng giao bằng drone tăng vọt. Wing, công ty chuyên vận hành drone, quyết định dừng hoạt động ở khu Harrison trong khi chờ các nhà điểu học xem xét hành vi của bầy chim như sự cố mà Roberts gặp phải. Đại diện của Wing chia sẻ một số con quạ thể hiện hành vi bảo vệ lãnh thổ và công ty muốn tác động ít nhất tới đời sống của loài chim.

Theo nhà điểu học Neil Hermes, quạ thường tấn công vật tới gần tổ của chúng. Do đó, ông cho rằng quyết định của Wing rất hợp lý trong lúc chờ nhà chức trách cân nhắc tình huống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá ma cà rồng ám ảnh sông Amazon, không chỉ hút máu mà còn dùng vật chủ làm

Loài cá ma cà rồng ám ảnh sông Amazon, không chỉ hút máu mà còn dùng vật chủ làm "phương tiện di chuyển"

Tại sao chỉ hút máu trong khi có thể tận dụng luôn để di chuyển?

Đăng ngày: 24/09/2021
Bất ngờ tìm thấy loài dơi mang virus giống SARS-CoV-2 tại Lào

Bất ngờ tìm thấy loài dơi mang virus giống SARS-CoV-2 tại Lào

Những con dơi này được phát hiện mang mầm bệnh tương tự mà các chuyên gia cho rằng có khả năng lây nhiễm trực tiếp cho con người.

Đăng ngày: 24/09/2021
Chim cánh cụt già nhất thế giới qua đời vì tuổi cao sức yếu

Chim cánh cụt già nhất thế giới qua đời vì tuổi cao sức yếu

Mới đây, đại diện vườn thú Oregon, Mỹ cho biết một trong những con chim cánh cụt già nhất thế giới là Mochica vừa qua đời ở tuổi 31.

Đăng ngày: 24/09/2021
Huyền bí loài heo quỷ trong truyền thuyết ở Papua New Guinea

Huyền bí loài heo quỷ trong truyền thuyết ở Papua New Guinea

Có không ít những câu chuyện thêu dệt xung quanh loài động vật này.

Đăng ngày: 23/09/2021
Phát hiện loài rắn hoa cỏ đổi thức ăn để tích lũy độc tố

Phát hiện loài rắn hoa cỏ đổi thức ăn để tích lũy độc tố

TS Nguyễn Thiên Tạo cùng cộng sự phát hiện loài rắn hoa cỏ cổ đỏ ăn ấu trùng đom đóm thay vì cóc và giun đất để tích lũy độc chất Bufadienolide.

Đăng ngày: 22/09/2021
Cá voi trắng lần đầu tiên sinh sản trong Thuỷ cung ở Nga

Cá voi trắng lần đầu tiên sinh sản trong Thuỷ cung ở Nga

Cá voi trắng Jessica 14 tuổi đã lần đầu tiên sinh sản tại Thủy cung Primorsky ở Vladivostok. Đây là trường hợp cá voi trắng sinh con trong trại nuôi độc nhất vô nhị ở Nga.

Đăng ngày: 21/09/2021
Dung nhan những sát thủ đáng sợ nhất trong thế giới thằn lằn

Dung nhan những sát thủ đáng sợ nhất trong thế giới thằn lằn

Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và Australia, họ Kỳ đà (Varanidae) gồm những loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại. Là những kẻ săn mồi nhanh nhẹn, chúng có thân dài, chân khỏe, một số loài tiết nước bọt có độc.

Đăng ngày: 20/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News