Trái Đất tới ngưỡng "nguy hiểm" đối với sự sinh tồn của loài người

Trái Đất đang dần trở nên nguy hiểm đối với sự sinh tồn của loài người, trong khi chính con người cùng với những hoạt động của mình đã góp phần rất lớn dẫn tới tình trạng này. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 15/1.

Một nhóm gồm 19 chuyên gia quốc tế đã tiến hành khảo sát 9 giới hạn đánh giá mức độ an toàn của Trái Đất đối với sự sinh tồn của loài người theo một báo cáo công bố năm 2009.

Trong tổng số 9 tiêu chí đánh giá thì có 4 tiêu chí, bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sự thay đổi trong các hoạt động sử dụng tài nguyên đất và ô nhiễm môi sinh do lạm dụng phân bón - đều đã vượt ngưỡng an toàn.


Ảnh: vivensconsulting.com

Đặc biệt, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học do số loài tuyệt chủng vượt quá ngưỡng cho phép là 2 tiêu chí trọng tâm bởi nếu một trong hai yếu tố này vượt giới hạn nghiêm trọng trong thời gian dài có thể khiến Trái Đất rơi vào một trạng thái hoàn toàn mới.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực tế đáng báo động. Trong khi lượng khí CO2 trong bầu không khí ở mức 350ppm được coi là an toàn thì trên thực tế nó đã lên tới mức 397ppm, còn tỷ lệ các loài sinh vật tuyệt chủng do ô nhiễm hoặc nạn phá rừng cao hơn 10 đến 100 lần giới hạn an toàn cho phép.

Các tiêu chí khác như sử dụng tài nguyên nước, mức độ axít môi trường đại dương và mức độ thoái hóa tầng ozone đều đang còn trong giới hạn an toàn.

Các chuyên gia nhận định chính loài người đang làm cho môi trường sống của mình trở nên khắc nghiệt hơn, hủy hoại mọi nỗ lực giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nhóm chuyên gia cũng báo động về tình trạng phá rừng và ô nhiễm môi trường do nitơ và phốtpho có trong phân bón gây ra.

Nghiên cứu mới này sẽ được Liên hợp quốc lấy làm căn cứ khi xây dựng các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nhằm giúp loài người cân bằng nhu cầu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News