Trải nghiệm mới với robot bay MetaFly
Những chiếc drone với bốn cánh quạt thiết trí ở bốn góc đã trở nên quá quen thuộc. Mặc dù công dụng của drone khá nhiều, nhất là tính năng quay phim, chụp ảnh từ trên cao. Nhưng cái dáng vẻ khô khan và đường bay cứng ngắc của nó khiến người như Edwin Van Ruymbeke tại Marseille (Pháp) lại không hài lòng lắm. Do đó, ông đã sáng tạo một robot bay mô phỏng cách bay của loài chim và bướm trong thiên nhiên.
Được đặt tên MetaFly, robot có sải cánh 29cm, chiều dài thân từ đầu tới đuôi 19cm, được thiết kế theo dáng vẻ cùng cách bay của loài bướm lại nặng chưa đầy 10g, nên bay lượn rất nhẹ nhàng và linh động.
Dáng vẻ mềm mại và ngộ nghĩnh của MetaFly.
Đôi cánh của MetaFly được làm bằng chất liệu tổng hợp từ sợi carbon và polymer thủy tinh lỏng, được thiết kế để mô phỏng chuyển động sinh học tự nhiên của bướm hoặc chim giúp chúng có thể bay quanh quẩn trong nhà mà không va chạm vào bất cứ thứ gì.
MetaFly đã được thử nghiệm qua hằng trăm chu kỳ bay và cho thấy nó có thể chống được va chạm do các vật liệu sử dụng cho chân và cánh đều có tính năng đàn hồi và chắc chắn.
Ngoài ra, MetaFly còn được thiết kế thêm cản trước và cản sau, như xe hơi, nhằm gia tăng chức năng bảo vệ. Vì vậy, Edwin Van Ryumbeke phát biểu rằng không có gì phải lo lắng cho “thú cưng” của mình khi bay với tốc độ cao.
MetaFly bay bằng một phương pháp độc đáo gọi là sinh học nhờ tổng hợp mô phỏng các quá trình tự nhiên của chim và các loài côn trùng có cánh.
Khi bay lượn trong phòng, đường bay của chúng rất mềm mại mà lại mạnh mẽ. Nó có khả năng mà các vật thể bay khác khó sánh được nên nhà sản xuất đã hãnh diện tuyên bố đây là một sự pha trộn hoàn hảo của tốc độ và khả năng cơ động, hai tính năng quan trọng nhất của bất kỳ vật thể bay nào.
MetaFly có khoảng cách điều khiển không dây là 100m. Người dùng có thể cho MetaFly bay nhanh, bay chậm, chuyển hướng và bay quanh các vật thể bằng cách điều hướng cho đuôi. Khi cho cụp đuôi xuống cũng chính là lúc tăng tốc độ cho MetaFly.
Chỉ cần 12 phút để sạc, và khi sạc đầy, MetaFly có thể bay 8 phút với tốc độ bay tối đa là 18km/giờ.
Nhưng tuyệt vời nhất là người sử dụng có thể gia tăng thời gian bằng cách sạc trong khi bay thông qua thiết bị năng lượng dự trữ có thể sạc được tới 20 lần mới phải nạp lại.
Ngoài ra, bộ điều khiển từ xa của MetaFly còn được thiết kế tối ưu cho phạm vi bay xa mà không bị nhiễu sóng. Với công nghệ tuyệt vời này, có thể cho MetaFly bay với tốc độ cao đi khắp nơi, len lỏi trong cây cối và các vật thể khác rồi bay trở về dễ dàng.
Edwin Van Ryumbeke, tác giả của MetaFly.
Nhà sản xuất Edwin Van Ryumbeke còn cho biết thêm, để có được MetaFly như hiện thời, đã phải mất một khoảng thời gian lịch sử tới 50 năm từ thời ông nội và cha, vốn là những người đam mê các vật thể bay, đã sáng chế nên con chim bay cơ học đầu tiên từ thập niên 1960, được đặt tên là TIM.
Hiện nay Edwin Van Ryumbeke đang mở một chương trình gây quỹ để quảng bá sản phẩm với giá 79 euro tức giảm 39% trong khoảng 40 ngày. Sau thời hạn này, MetaFly sẽ được bán ra thị trường với giá bán lẻ là 129 euro cùng với bộ điều khiển.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
